PGS. TS Vũ Minh Khương: Ông Kim Jong Un từ bỏ tham vọng hạt nhân không vì bất kỳ lời hứa nào về viện trợ kinh tế

02/06/2018 11:22
Đây là nhận định của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương, người đang làm việc tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore.

- Ông có đồng tình với ý kiến cho rằng Nhà lãnh đạo Kim Jong Un quyết định mở cửa đất nước và tuyên bố phi hạt nhân là vì lý do viện trợ kinh tế không?

- Tôi tin rằng ông Kim Jong Un đã quyết định từ bỏ tham vọng "quốc gia hạt nhân" để tập trung phát triển kinh tế. Tôi không nghĩ quyết định này bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lời hứa nào về việc viện trợ kinh tế mà đúng hơn đây là sự thay đổi trong suy nghĩ của ông ấy cùng những đồng minh thân cận.

Ba yếu tố có thể sẽ nhận được sự thay đổi tích cực đó là khả năng hội nhập, những căng thẳng trong quá khứ và những cơ hội mới. Tôi nghĩ rằng, hiện nay khả năng hội nhập rất mạnh mẽ và sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt như Trung Quốc và Việt Nam – các nước cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa - đang trên đà phát triển do thực hiện các chính sách cải cách kinh tế và hội nhập toàn cầu. Đồng thời, sự căng thẳng đến từ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên là cực kỳ nghiêm trọng. Triều Tiên bị cô lập và có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu nước này không dứt khoát từ bỏ tham vọng hạt nhân. Cuối cùng, Triều Tiên đã thấy được những cơ hội mà trước đây chưa từng có để gặt hái những lợi ích to lớn nếu họ quyết tâm thay đổi chiến lược. Toàn cầu hóa, công nghệ thông minh, các thành tựu kinh tế của Hàn Quốc, và sự đi lên của châu Á có thể giúp Triều Tiên trở thành nền kinh tế với những sự phát triển thần kỳ trong vòng vài thập kỷ tới, nếu ông Kim Jong Un quyết định thực hiện theo mô hình cải cách đã được Trung Quốc và Việt Nam áp dụng.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính sách của Triều Tiên sẽ không diễn ra suôn sẻ. Nước này còn phải đối mặt với hai trở ngại lớn đó là, tư duy lỗi thời từ chiến tranh lạnh của nhiều lãnh đạo Triều Tiên và lợi ích của một số nhóm bên trong và bên ngoài Triều Tiên, những người không muốn chấp nhận sự thay đổi đối với tình trạng hiện tại.

Với quan điểm này, tôi tin rằng trong quá trình Triều Tiên thực hiện chính sách phi hạt nhân và hội nhập toàn cầu là có thể không hề dễ dàng và suôn sẻ.

- Ông miêu tả như thế nào về tình hình kinh tế hiện tại của Triều Tiên? Ông có nghĩ rằng, không như cha và ông mình, nhà lãnh đạo Kim Jong Un lại rất tích cực thực hiện các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế không?

- Đối với một quốc gia duy trì chế độ cộng sản, việc đưa ra quyết định về thay đổi chính sách chủ yếu phụ thuộc vào ba yếu tố chiến lược: ổn định chính trị, các thành tựu kinh tế đã đạt được (chứ không phải viện trợ kinh tế), và niềm tự hào dân tộc.

PGS. TS Vũ Minh Khương: Ông Kim Jong Un từ bỏ tham vọng hạt nhân không vì bất kỳ lời hứa nào về viện trợ kinh tế - Ảnh 1.

Trong vài thập kỷ qua, những thay đổi diễn ra một cách nhanh chóng trên toàn thế giới đã khiến cho mọi quốc gia phải nhìn lại về quá trình phát triển của mình. Đặc biệt là các thành tựu nổi bật của Trung Quốc và Việt Nam đã có những tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi của Triều Tiên, bởi chỉ vài thập kỉ trước, khi bước vào thời kỳ cải cách, hai nước này vẫn còn rất nghèo khó.

Bằng cách "học" theo mô hình cải cách đã được Việt Nam và Trung Quốc áp dụng, Triều Tiên có thể đạt được ba mục tiêu chính đó là: ổn định chính trị, niềm tự hào dân tộc và các thành tựu về kinh tế.

- Ông có nghĩ rằng Triều Tiên có thể đi theo con đường của Việt Nam hay Trung Quốc không? Và điều gì sẽ gây trở ngại nhiều nhất?

- Tôi cho rằng, ông Kim Jong Un nên "học hỏi" từ tất cả các mô hình phát triển đã áp dụng thành công ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam và Singapore. Tóm lại, các bài học của họ có thể được tóm tắt như sau, được gọi là ASIAN: Khát vọng (Aspiration), Chiến lược (Strategy), Xây dựng thể chế (Institutional building), Lĩnh hội kiến thức (Acquisition of knowledge ) và Nuôi dưỡng vốn nhân lực (Nurturing of human capital).

Với khát vọng thay đổi, tôi tin rằng Triều Tiên sẽ hướng tới những mục tiêu lớn. Chắc chắn rằng, quốc gia này cũng rất mong muốn đạt được những thành tựu kinh tế như của Hàn Quốc. Đối với chiến lược, Trung Quốc và Việt Nam có thể là mô hình phù hợp hơn với Triều Tiên, đó là dần dần tiếp cận những cải cách, đổi mới nhưng phải quyết đoán và nhất quán; các hướng chiến lược bao gồm việc áp dụng và thực hiện mô hình kinh tế thị trường, nắm bắt các cơ hội hội nhập toàn cầu và thúc đẩy mạnh mẽ phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Một bài học quan trọng từ Trung Quốc và Việt Nam đó là, không ngay lập tức thực hiện tư nhân hóa với quy mô lớn mà thực hiện các chính sách cải cách mang tính chiến lược, trong đó khu vực FDI và tư nhân là những ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế, và khu vực doanh nghiệp nhà nước được quản lý thông qua các phương thức quản lý hiện đại và tư nhân hóa toàn bộ.

Trở ngại lớn nhất đối với Triều Tiên trong nỗ lực hội nhập với thế giới là sự ngờ vực của Mỹ và Hàn Quốc, cũng sự bất an đến từ ngay chính đất nước họ. Trước đây, tôi đã từng quan sát Việt Nam đấu tranh để vượt qua khó khăn này. Vấn đề này không hề dễ dàng, và đôi khi rất vất vả. Bất kỳ tin tức giả mạo nào mang đến sự hiểu lầm có thể gây ra rất nhiều rắc rối. Ví dụ, một nhân tố nào đó có thể khiến Triều Tiên có những động thái bị coi là "không mang lại kết quả" bằng cách cố ý tiết lộ thông tin giả mạo về một chương trình nghị sự của Mỹ nhằm lật đổ Kim Jong Un sau khi ông loại bỏ các khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Có một điều là, không phải tất cả các quốc gia đều muốn thấy những nỗ lực thay đổi hiệu quả của Triều Tiên hay chính quyền Trump trong quá trình này.

Do đó, tin tức giả mạo, sự hiểu lầm và những trục trặc là những việc không thể tránh khỏi. Để có thể lường trước, Mỹ và Hàn Quốc cần phải nhận thức rõ về những trở ngại này và nỗ lực trong việc vạch ra các chiến lược để giải quyết chúng. Thảo luận cởi mở về vấn đề tiềm ẩn này với ông Kim Jong Un và những cộng sự thân thiết của ông có thể là một khởi đầu hiệu quả. Việc tạo một nền tảng vững chắc cho cả hai bên để giải quyết những mâu thuẫn và sự tin tưởng từ hai phía là rất quan trọng. Tôn trọng, nhân nhượng, và lòng tin nên được ưu tiên trong quá trình xây dựng quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. Đặc biệt là, nếu Triều Tiên có ý muốn thực hiện động thái tích cực, thì Mỹ và Hàn Quốc cũng nên có thiện chí tương ứng. Ông Kim Jong Un cần xây dựng niềm tin vào chính mình và nâng cao niềm tự hào dân tộc trong giai đoạn đầu của những sự chuyển đổi đầy thách thức này.

- Khi Triều Tiên thực hiện chính sách mở cửa, quốc gia nào sẽ được lợi nhiều nhất và tại sao?

Tôi nghĩ chính Hàn Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Việc Triều Tiên thực hiện chính sách mở cửa mang đến những lợi ích to lớn từ sự do tác động cộng hưởng giữa tiềm năng phát triển của đất nước này và xu hướng phát triển toàn cầu. Hơn nữa, sự thay đổi này sẽ đưa đất nước vào một chu kỳ phát triển đầy tự hào, trong đó, những năng lực tiềm tàng, sự tin tưởng và cam kết hợp tác sẽ dần mạnh mẽ hơn theo thời gian. Theo kinh nghiệm của riêng tôi với Việt Nam, sự chuyển mình của đất nước là rất tuyệt vời. Ví dụ, trong những năm 1980, đất nước chúng tôi chìm trong sự đói nghèo và lệ thuộc vào viện trợ của Liên Xô để nhập khẩu gạo. Chỉ vài năm sau khi bắt đầu thực hiện cải cách vào năm 1986, chúng tôi đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất không chỉ về gạo mà còn nhiều sản phẩm khác. Trước cải cách, chúng tôi thấy Liên Xô như một thiên đường. Còn ngày hôm nay, Nga đang tụt hậu so với Việt Nam ở nhiều chỉ số phát triển.

- Theo ông, Hàn Quốc nên đóng vai trò như thế nào khi Triều Tiên thực hiện các chính sách cải cách kinh tế? Ông có lời khuyên gì cho chính phủ Hàn Quốc?

- Chính phủ Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Triều Tiên đạt được những thành tựu trong nỗ lực tham gia vào quá trình phát triển toàn cầu. Vai trò này cần có ba khía cạnh: nâng cao nhận thức về cải cách của Triều Tiên; tăng cường khả năng dự đoán về các nỗ lực hợp tác; và tạo điều kiện cho các yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong thực hiện các chính sách cải cách của Triều Tiên.

PGS. TS Vũ Minh Khương: Ông Kim Jong Un từ bỏ tham vọng hạt nhân không vì bất kỳ lời hứa nào về viện trợ kinh tế - Ảnh 2.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Tôi khuyên rằng, chính phủ Hàn Quốc nên đánh giá cao những động lực cơ bản đối với sự thay đổi trong mô hình cải cách của Triều tiên: ổn định chính trị, thành tựu kinh tế và niềm tự hào dân tộc. Tăng cường thực hiện những yêu tố này và việc giải quyết những trở ngại của sự ngờ vực và thiếu tin tưởng của họ một cách thành thực là chiến lược hiệu quả nhất để giúp Triều Tiên trong hành trình đi đến hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.

Để đưa ra lời khuyên về những nỗ lực của chính phủ trong quá trình này, tôi đề xuất 5 yếu tố chính có thể gọi là SMART: Lộ trình chiến lược (Strategic roadmap); Giám sát (Monitoring); Trách nhiệm giải trình (Accountability); Sự cân nhắc (Rethinking); và Xây dựng lòng tin (Trust-building). Trên lộ trình chiến lược, chính phủ nên làm việc với các nhà lãnh đạo Triều Tiên để thảo luận về tương lai của toàn bộ bán đảo Triều Tiên sẽ như thế nào vào năm 2050 với những cột mốc mang tính khích lệ và cả hai bên sẽ nỗ lực hợp tác để có thể đạt được. Giám sát có nghĩa là cả hai bên sẽ có những chỉ tiêu rõ ràng để theo dõi tiến trình nỗ lực. Trách nhiệm giải trình là việc thành lập một cơ quan đặc biệt chịu trách nhiệm về chiến lược, điều phối và đánh giá quan hệ đối tác với Triều Tiên. Việc cân nhắc đòi hỏi tất cả các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp phải nhìn nhận lại những gì họ nên làm để đóng góp cho sự thay đổi mang tính lịch sử của bán đảo Triều Tiên. Việc xây dựng niềm tin phải là ưu tiên hàng đầu: sự tôn trọng, đôi bên cùng có lợi và lòng tin phải là quy tắc tiêu chuẩn khi hợp tác với Triều Tiên.

Chính phủ Hàn Quốc nên tạo nền tảng cho các chuyên gia, học giả và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để họ có thể chia sẻ về quan điểm cá nhân, cung cấp kiến ​​thức chuyên môn và đề xuất các ý tưởng ​​phát triển có thể giúp Triều Tiên nhanh chóng và tự tin hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, chính phủ cũng nên tổ chức các hội thảo đào tạo cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên và trao học bổng cho các sinh viên trẻ, đặc biệt là tập trung vào kinh nghiệm học hỏi từ Singapore, Trung Quốc và Việt Nam, có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ, có hiệu quả ngay lập tức cho sự chuyển đổi và phát triển của đất nước.

- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều, ông Kim Jong Un đã đề cập đến tình trạng xuống cấp của hệ thống đường sắt ở Triều Tiên. Có vẻ như ông Kim Jong Un đang gợi ý về lĩnh vực cần sự đầu tư nhất. Theo ông, nên ưu tiên đầu tư lĩnh vực nào ở Triều Tiên?

- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là điện, đường xá, cầu, các cảng nên là các dự án cấp bách và được ưu tiên hàng đầu.

- Theo những gì ông được biết, có phải ông Kim Jong Un đã gửi cho những quan chức của chính phủ Triều Tiên những quy chuẩn để đánh giá chính sách cải cách của Việt Nam (hay Singapore) hay không?

Gần đây, một số sinh viên đến từ Triều Tiên đã theo học tại LKYSPP, nơi tôi đang công tác. Điều này có nghĩa là, ở một mức độ nhất định, Triều Tiên đã chủ động tìm kiếm những giải pháp cho việc cải cách nền kinh tế và tiếp nhận nguồn kiến thức từ thế giới bên ngoài.

Phó giáo sư/Tiến sĩ Vũ Minh Khương đang làm việc tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Ông chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy về phát triển kinh tế và phân tích chính sách. Ông cũng đồng thời là giáo sư thỉnh giảng về Chính sách Công của Đại học Nazarbayev, Kazakhstan.

Phó giáo sư Vũ Minh Khương là tác giả của 2 cuốn sách, hơn 20 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành và rất nhiều các bài phân tích trên các tờ báo khu vực và quốc tế. Trước khi đi theo con đường học thuật, ông từng giữ nhiều chức vụ trong bộ máy hành chính Việt Nam, bao gồm Phó chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đình Vũ và Nghiên cứu viên tại Ban Cố vấn của Thủ tướng.

Tốt nghiệp bằng Cử nhân Toán tại Đại học Hà Nội, ông tiếp tục theo học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Tiến sĩ tại Đại học Harvard. Trước khi làm việc tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu, ông từng có thời gian giảng dạy tại Đại học Suffolk, Boston, Mỹ và Đại học Keio, Tokyo.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.