PGS.TS. Nguyễn Đức Trung: Trong kỷ nguyên "bình thường mới", NHNN nói riêng và Việt Nam nói chung đang bắt đầu những "trạng thái mới"

15/01/2020 14:21
Nhìn chung, kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một "trạng thái mới" khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Theo đó, tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhưng không chịu sức ép của lạm phát cũng như nền kinh tế với độ mở cao nhưng dường như ít nhạy cảm với các tác động tiêu cực của thương mại toàn cầu.

Kinh tế thế giới năm 2019 qua đi với nhiều diễn biến phức tạp tiếp nối từ năm 2018. Những cụm từ "chiến tranh thương mại Mỹ Trung", thương mại toàn cầu suy giảm, căng thẳng địa chính trị, Brexit, giá dầu diễn biến khó lường, chính sách tiền tệ nới lỏng, đường cong lợi tức đảo chiều, lãi suất âm… dường như không tạo được nhiều cảm xúc như cách đây 3 năm. Thực tế, tất cả đã trở thành những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những điều bất thường xảy ra quá thường xuyên dần trở thành những điều bình thường, hiển nhiên. Thuật ngữ khoa học gọi là "bình thường mới",  đây cũng là chủ đề được chia sẻ bởi các chuyên gia tại hội thảo do Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM tổ chức mới đây.

Mở đầu hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã phân tích tình hình vĩ mô thế giới và Việt Nam trong năm 2019 từ những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế.

Thế giới trong kỷ nguyên "bình thường mới"

Theo PGS.,TS. Nguyễn Đức Trung kinh tế thế giới nổi bật lên với 3 điều "bình thường mới":

Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn, điều mà cách đây 10 năm là chỉ báo của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009. Thuật ngữ khoa học gọi là đường cong lợi tức đảo ngược. Thì hôm nay, 2018-2019, điều này là rất bình thường, bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, các nhà đầu tư đều hướng đến tài sản an toàn, và trái phiếu là lựa chọn tối ưu. Nhiều người mua trái phiếu sẽ làm giá trái phiếu tăng, logic tất yếu giá trái phiếu tăng thì lãi suất trái phiếu dài hạn giảm, và giảm đến mức thấp hơn cả lãi suất ngắn hạn.

Thứ hai, nếu cách đây 10 năm, khi lạm phát thấp, NHTW các quốc gia thực hiện CSTT nới lỏng, lãi suất sẽ giảm và lạm phát tăng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thì trong vài năm trở lại đây, quy luật này không đúng với diễn biến kinh tế tại Châu Âu, Nhật Bản cũng như Mỹ. Chính sách lãi suất zero, âm vẫn không đẩy được lạm phát lên mức mục tiêu. Điều này chỉ ra các công cụ truyền thống của CSTT đang dần hết dư địa (năm 1990, FED Fund Rate ở 3% là có thể đẩy lạm phát lên 4-5%, thì nay FED Fund Rate 1% nhưng lạm phát không thể đạt mục tiêu 2%).

Thứ ba, ngoại trừ kinh tế Mỹ, các quốc gia phát triển còn lại đều áp dụng CSTT nới lỏng nhưng dường như không thể kích thích được tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, ngay cả Mỹ, Chủ tịch FED, Powell tuyên bố "10 năm mở rộng CSTT và lạm phát vẫn chưa đạt được mục tiêu của chúng tôi". Các nhân tố được cho là dẫn tới mức lạm phát thấp dù CSTT nới lỏng trong thời gian dài tập trung tại vấn đề 4.0. Theo đó, (i) Khả năng tiếp cận thông tin của người tiêu dùng cao hơn nhờ sử dụng công nghệ và thương mại điện tử. Ngày nay người tiêu dùng có thể mua sắm ở bất kỳ nơi đâu với giá cả cạnh tranh nhờ một click chuột; (ii) Tình trạng thiếu hụt hàng hóa hiếm khi xảy ra nhờ quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc cũng như năng lực sản xuất ngày càng tăng lên. Hiện tượng Hàng hóa thiếu hụt so với lượng tiền cung ứng lớn gần như không còn.

Tất nhiên, vẫn có những quốc gia bị ảnh hưởng bởi quy luật cũ như Trung Quốc lạm phát tháng 11/2019 tăng 4,5% yoy, mức cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Hay xa hơn là giá ớt đã đẩy lạm phát tăng vọt ở Indonesia trong tháng 6/2012 do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Các quốc gia trên ít nhiều chưa phải là trung tâm của công nghệ 4.0, nơi những kỹ thuật hiện đại giúp nông nghiệp không nhất thiết dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng cũng như AI giúp phát triển các loại kháng sinh chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

Kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang "trạng thái mới"

Song hành với diễn biến "bình thường mới" toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng có nhiều chuyển đổi sang "trạng thái mới".

Các yếu tố như nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến khó lường và vấn đề địa chính trị ở một số khu vực trên thế giới làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống thương mại và xu hướng dòng vốn đầu tư toàn cầu. Những diễn biến trên làm cho bức tranh thương mại và FDI vào Việt Nam có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn 2011 - 2016.

Sử dụng mô hình VAR cho ra kết quả tổng hợp cả 2 kênh tác động chính của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, mặc dù kênh thương mại làm suy giảm sản lượng nhưng kênh đầu tư lại giúp cải thiện hơn GDP trong trung hạn. Nếu hai luồng tác động này triệt tiêu lẫn nhau thì tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể không bị ảnh hưởng tuy nhiên nếu một trong hai luồng tác động mạnh hơn luồng còn lại thì GDP cũng biến động theo một trong hai chiều hướng là tích cực hoặc tiêu cực hơn. 

Như vậy, năm 2019, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã tăng ngoạn mục với tỷ lệ 17,7% và vốn đăng ký FDI tiếp tục tăng trưởng khá đã cho thấy việc điều hành hiệu quả của chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như việc tạo môi trường kinh doanh thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Từ đó, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu nhưng không tác động tiêu cực đến tăng trưởng Việt Nam.

Nhìn chung, kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một "trạng thái mới" khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Theo đó, tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhưng không chịu sức ép của lạm phát cũng như nền kinh tế với độ mở cao nhưng dường như ít nhạy cảm với các tác động tiêu cực của thương mại toàn cầu.

NHNN cũng bước vào những "trạng thái mới"

"Trạng thái mới" không chỉ diễn ra trên bình diện nền kinh tế mà còn thể hiện qua hoạt động điều hành của NHNN. Hơn 10 năm trước đây, khi dòng vốn quốc tế chảy vào lớn đột biến sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động mua vào ngoại tệ để trung hòa tỷ giá đã phần nào tạo ra áp lực lạm phát.

Tuy nhiên, kể từ năm 2016 đến nay, NHNN vẫn thực hiện mua vào ngoại tệ để trung hòa, nhằm ổn định tỷ giá nhưng đồng thời hút tiền hợp lý thông qua nghiệp vụ thị trường mở, từ đó đảm bảo lượng vốn khả dụng ở mức độ vừa phải đáp ứng nhu cầu thanh toán của các tổ chức tín dụng. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua kỳ hạn giấy tờ có giá và phát hành tín phiếu NHNN đã phát huy hiệu quả trong việc trung hòa lượng tiền đồng lớn được bơm vào qua kênh mua ngoại tệ. Kết quả là, từ năm 2016 đến nay, dòng vốn quốc tế chảy vào rất mạnh, NHNN đã thực hiện mua ngoại tệ (riêng năm 2019 mua được mức kỷ lục 20 tỷ USD), tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước đến nay (gần 80 tỷ USD và gấp 6 lần năm 2011) nhưng lạm phát và kỳ vọng lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp ổn định. Đây thực sự là một thành công cần ghi nhận và dường như đang được coi là một "trạng thái mới" trong điều hành của NHNN. Đơn giản vì những thành công này liên tục được lặp lại trong 3 năm qua.

Hơn thế, đối chiếu với các khuyến nghị của khuôn khổ "Quản lý dòng vốn nước ngoài" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc NHNN thực hiện mua vào ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá, từ đó ổn định kinh tế vĩ mô là hoàn toàn phù hợp.

Kết quả điều hành của NHNN giai đoạn 2017-2019 đã minh chứng rõ nét việc thực hiện các khuyến nghị của IMF. Như vậy, Việt Nam không hề có dấu hiệu nào của việc dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh với các đối tác thương mại cũng như không can thiệp có chủ đích để tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Nói cách khác, Việt Nam không liên quan đến thao túng tiền tệ.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
11 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
49 phút trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
2 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
3 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
3 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
20 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.