Phải rất nỗ lực mới giữ được lãi suất ổn định

04/06/2021 09:23
Từ cuối tháng 5/2021, một số ngân hàng công bố biểu lãi suất huy động mới với diễn biến trái chiều và phần nhiều là tăng nhẹ từ 0,1-0,3%. Biến động lãi suất tăng trên chỉ mang tính cục bộ hay lan toả thành xu hướng của toàn thị trường. Mặt bằng lãi suất sẽ diễn biến ra sao trong 6 tháng còn lại của năm? Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Châu Đình Linh – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Ông đánh giá thế nào về động thái tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng?

Qua theo dõi, tôi thấy, các ngân hàng tăng lãi suất huy động thời gian gần đây chủ yếu là ngân hàng quy mô nhỏ. Động thái này có thể phản ánh thực tế thanh khoản tại các ngân hàng này không còn dư dả như trước nên họ tăng lãi suất hút dòng tiền từ dân cư hoặc từ kênh đầu tư khác như chứng khoán để cân bằng lại thanh khoản, bổ sung thêm nguồn vốn huy động chuẩn bị nhu cầu vốn cho cuối năm.

Ở một diễn biến liên quan, tôi thấy vừa qua, một số ngân hàng nhất là ngân hàng lớn có những đối sách khác nhau để giải quyết cung cầu thanh khoản như phát hành trái phiếu. Động thái này có thể coi một mũi tên trúng nhiều đích vừa giải quyết bài toán thanh khoản, đảm bảo hệ số an toàn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Theo ông, lãi suất trong những tháng còn lại của năm sẽ diễn biến ra sao?

Tôi cho rằng, trong ngắn hạn, có thể lãi suất vẫn giữ được ổn định. Nhưng trong một vài tháng tới, sản xuất kinh doanh hồi phục, cầu tín dụng tăng mạnh trở lại, lãi suất huy động có thể sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm nay thu hút nguồn vốn để đáp ứng chu kỳ của nền kinh tế. Yếu tố nữa có thể gây khó cho lãi suất đó là áp lực lạm phát tăng. Nguyên nhân dẫn đến áp lực lạm phát tăng không phải đến từ chính sách tiền tệ mà do chi phí đẩy, giá cả các loại hàng hoá đều tăng mạnh như dầu, thép… Không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước đều đang đau đầu vì chi phí đẩy tăng cao chóng mặt trong thời gian vừa qua. Đó là những yếu tố nằm ngoài kiểm soát của chúng ta.

So với tương quan lạm phát, có thể thấy dư địa giảm lãi suất không còn nữa. Vấn đề đặt ra từ nay đến cuối năm làm sao duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, hoặc nếu có tăng thì trong biên độ cho phép để đạt mục tiêu kép vừa kiểm soát lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể thời điểm này đạt được mục tiêu kép khá khó khăn vì hai mục tiêu đối chọi nhau. Chúng ta bắt buộc phải chọn giải pháp ít xấu nhất trong số giải pháp xấu để đạt được mục tiêu này. Giải pháp đó là chấp nhận tăng lãi suất nhưng ở trong vòng kiểm soát.

Nhưng để có được biên độ lãi suất tốt phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Về phía cơ quan điều hành, NHNN bám sát theo dõi tình hình, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt như bơm hút tiền nhịp nhàng theo cung – cầu trên thị trường mở không chỉ giúp điều hoà thanh khoản, mà còn kiềm chế lạm phát, tạo mặt bằng lãi suất ổn định hỗ trợ nền kinh tế. Việc xem xét tín hiệu thị trường và chủ động đưa ra những điều chỉnh thay vì chạy theo thị trường, theo tôi sẽ giúp cho cơ quan điều hành đạt mục tiêu đã đặt ra.

Từ phía thị trường, các ngân hàng, nhất là những ngân hàng lớn uy tín, tiềm lực tài chính tốt có giải pháp huy động vốn phù hợp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản không chỉ cho mình mà có thể là toàn thị trường.

Vậy, theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất tác động lên lãi suất trong giai đoạn tới?

Lãi suất là một hàm đa biến không phải đơn biến. Mỗi hệ số trong biến có ảnh hưởng tuỳ theo mức độ lớn hay nhỏ nên phải tính toán nhiều yếu tố tác động. Từ đó xác định được hệ số nào tác động mạnh lên lãi suất. Xét theo tình hình thực tế hiện nay, theo tôi, thứ tự tác động như sau: lạm phát là yếu tố đầu tiên, kế đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng; tình trạng cung cầu thanh khoản và còn một số yếu tố khác…

Tôi cho rằng, áp lực tăng lãi suất là rất lớn. Vấn đề đặt ra là làm sao trong trường hợp lãi suất tăng thì tăng trong biên độ cho phép không xảy ra đột biến. Bởi nếu tăng đột ngột, doanh nghiệp chịu tác động từ dịch bệnh đã khó lại càng khó, sản xuất kinh doanh đình trệ, ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng chung nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
14 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.