Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 18-20 tỷ USD vào 2025

01/04/2019 11:35
Mục tiêu đặt ra là phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu...

Trong một chỉ thị vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đến việc phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.

10 năm tới là thời gian cho chặng đường phấn đấu này đến đích theo chỉ thị. Các con số cụ thể là, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12 đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Phát triển lâm nghiệp bền vững

Quan điểm, mục tiêu đặt ra là phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất. 

Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội thông qua năm 2017 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật, với yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu và phát triển lâm nghiệp bền vững; xây dựng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, rà soát và hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển ngành công nghiệp chế biến theo yêu cầu bối cảnh mới của Luật Lâm nghiệp.

Đồng thời tiếp tục các chính sách hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về quỹ đất, mặt bằng đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ), Nhà nước bố trí nguồn vốn đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng 1 trung tâm nhập khẩu, phân phối gỗ quy mô lớn (Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu) làm nhiệm vụ cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gắn kết với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu; đưa tư duy sáng tạo vào sản phẩm gỗ Việt, tăng cường năng lực thiết kế, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao mang thương hiệu Việt...

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nguyên liệu, từ chọn, tạo giống, kiểm soát, đảm bảo chất lượng giống cho trồng rừng, đến trồng rừng thâm canh, chăm sóc rừng, khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng; phát triển vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cao của công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho ngành chế biến gỗ. Ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, đào tạo đầu ngành để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo trong việc tạo nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ...

Trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc phấn đấu đưa gỗ Việt vào top đầu thế giới, cũng được Thủ tướng chỉ rõ. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách về đất đai, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, từ khâu giống, trồng, chăm sóc rừng đến chế biến sản phẩm và chính sách liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp. 

Kiên quyết nói "không" với gỗ bất hợp pháp

Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công theo hướng ưu tiên sử dụng đồ gỗ từ các sản phẩm gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp trong nước, được sản xuất tại Việt Nam; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành công nghiệp gỗ và lâm sản ngoài gỗ; ưu tiên nguồn ngân sách cho các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu ngành gỗ Việt Nam.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền đối với người dân, doanh nghiệp hạn chế khai thác rừng non, thực hiện kinh doanh gỗ lớn để bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời tạo được nguồn gỗ có đường kính lớn phục vụ cho sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng. Các hiệp hội của doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh gỗ hợp pháp và bền vững môi trường, kiên quyết "nói không" với việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bất hợp pháp...

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
5 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
3 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
11 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
12 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
13 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
14 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.