Phản ứng ra sao khi sự phục hồi kinh tế có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19?

18/05/2021 11:10
Theo chuyên gia WB, nếu cần duy trì hoặc thắt chặt các biện pháp hạn chế mới về y tế và đi lại, Việt Nam có thể xem xét áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới chỉ ra sự phục hồi kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự bùng phát dịch COVID-19 trong đợt thứ tư.

Theo các chuyên gia Chính phủ Việt Nam đã ứng phó nhanh chóng và áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại trong cộng đồng.

Nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị: "Nếu cần duy trì hoặc thắt chặt các biện pháp hạn chế mới về y tế và đi lại, Việt Nam có thể xem xét áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn".

Ổn định môi trường chính sách

Trước đó, với nỗ lực tiếp nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Đây là lần thứ ba Chính phủ gia hạn thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh.

Nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp cho rằng những hỗ trợ tương tự từ phía Chính phủ sẽ đóng vai trò rất quan trọng để giúp họ mau chóng phục hồi thời gian tới.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế lần này sẽ lên tới 115.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng đây là việc gia hạn thời gian nộp thuế nên số thu ngân sách của năm 2021 sẽ không giảm, do người nộp thuế phải thực hiện nộp vào ngân sách vào cuối năm. Do đó, nhiều ý kiến đã đề xuất thêm ngoài những quyết sách hỗ trợ trên thì việc ổn định môi trường chính sách đồng thời không tăng thuế/ra những sắc thuế mới cần tiếp tục duy trì.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh ngoài những gói hỗ trợ doanh nghiệp như vừa qua thì việc ổn định môi trường chính sách tại thời điểm này là yêu cầu bắt buộc. Bởi có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiên liệu và đưa ra các kế hoạch chống trọi, dẫn dắt công ty đi qua giai đoạn khó khăn này.

Phản ứng ra sao khi sự phục hồi kinh tế có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19? - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp còn tồn tại đến giờ này cũng đã thấm mệt. (Ảnh minh họa/TTXVN)

"Không tăng thuế, không ban hành thêm những sắc thuế mới là rất quan trọng để không làm tăng thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn tồn tại đến giờ này cũng đã thấm mệt, vì thế cần khoan sức doanh nghiệp, khoan sức dân," ông Thiên nói.

Về phía các doanh nghiệp FDI, ông Thomas Mc. Clelland, Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Chuyển giá của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam khẳng định các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong thời gian qua là hết sức tích cực. Bên cạnh đó, ông này cũng kiến nghị Chính phủ duy trì các chính sách hỗ trợ ít nhất đến hết 2021.

COVID-19 khiến doanh nghiệp lao đao thế nào?

Báo cáo "Tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố gần đây đã chỉ ra một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng đặc biệt lớn. Với doanh nghiệp trong nước, lĩnh vực may mặc ảnh hưởng đến 97%, thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%). Với doanh nghiệp FDI, các ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao, bao gồm bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%), nông nghiệp/thuỷ sản (95%).

Báo cáo cho biết, trên thực tế COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp trên nhiều phương diện.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho hay đa số doanh nghiệp cho biết dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là dòng tiền và vấn đề nhân công, người lao động, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giảm đơn hàng-giảm sản lượng hay trì hoãn-giãn tiến độ/huỷ dự án đầu tư.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp đều phát sinh thêm chi phí phòng ngừa COVID-19. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn do chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc hoặc ra nước ngoài tiến hành các hoạt động giao thương theo kế hoạch. Do đó, không ít doanh nghiệp chia sẻ bị gián đoạn/ngưng trệ hoạt động thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch bệnh thậm chí đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột…

Ưu tiên ngăn chặn dịch bệnh

Ở đợt bùng phát dịch bệnh lần này, mức độ lây lan diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng đến nhiều vùng, địa phương trong cả nước. Theo đó, các cơ quan chức năng đã ngay lập tức tăng cường các biện pháp hạn chế đi lại và phòng ngừa về y tế công cộng. Các biện pháp truy vết, xét nghiệm và cách ly tiếp tục được thực hiện.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng các hoạt động kinh tế trong nước theo đó sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, vận tải và bán lẻ. Điều này tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.

"Nếu đợt dịch này tác động mạnh, Chính phủ có thể cần xem xét thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng cách áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn, trong đó có các biện pháp tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng," nhóm chuyên gia này dự báo.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các khu công nghiệp trên cả nước, các hiệp hội ngành nghề cũng lên tiếng đề xuất kiến nghị cụ thể đến các cơ quan chức năng.

Phản ứng ra sao khi sự phục hồi kinh tế có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19? - Ảnh 2.

Việc một doanh nghiệp bị giãn cách, cách ly không làm việc từ 14-21 ngày sẽ khiến kế hoạch sản xuất của năm tan vỡ. (Ảnh minh họa)

Đơn cử, Hiệp hội Dệt-May Việt Nam (VITAS) đã gửi công văn kiến nghị tới Chính phủ, Bộ Y tế về việc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm vaccine. Bởi, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký kết đơn hàng đến hết năm, nếu không sản xuất và giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt hoặc hủy. Và, mức độ thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD thêm vào đó là ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.

Cụ thể, công văn nêu rõ: "Việc một doanh nghiệp bị giãn cách, cách ly không làm việc từ 14-21 ngày sẽ khiến kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn và doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản, người lao động mất việc không còn thu nhập."

Bên cạnh đó, ý kiến chung của khối doanh nghiệp từ khảo sát của VCCI đồng tình với việc kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh là quan trọng nhất. Nhiều doanh nghiệp cho biết tin tưởng vào các biện pháp hiện nay của các cơ quan Nhà nước nhằm ngăn chặn dịch bệnh ở Việt Nam, coi đó là những việc cần ưu tiên trước khi nghĩ đến các giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.

Về chính sách vĩ mô, ông Tuấn chia sẻ hầu hết các doanh nghiệp cho rằng các giải pháp được đề xuất đã được các cơ quan Nhà nước đề cập tới trong các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Và, mối quan tâm của các doanh nghiệp lớn nhất vẫn là khía cạnh về thuế, phí và tiếp cận tín dụng.

"Mặt khác, các doanh nghiệp cũng chú trọng đến vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh thông qua rà soát quy định pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các gánh nặng tuân thủ quy định pháp luật. Ngoài ra, việc triển khai các giải pháp của Chính phủ cần hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp nhưng những triển khai hướng dẫn thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định tại một số cơ quan lại chậm trễ. Đây là những vấn đề cần giải quyết," ông Tuấn nói.

Tin mới

Giảm giá sập sàn, Black Friday đã hết hấp dẫn?
47 phút trước
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Black Friday (29-11) - đợt giảm giá "sập sàn" cho mùa mua sắm cuối năm nhưng nhiều cửa hàng tại TP HCM khá ảm đạm.
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
29 phút trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Black Friday đúng đợt rét nhất từ đầu mùa, người Hà Nội đổ xô mua quần áo
41 phút trước
Dịp Black Friday năm nay vào đúng đợt Hà Nội chuyển lạnh nên các cửa hàng quần áo thu hút đông đảo khách tới mua sắm.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
42 phút trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
54 phút trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
23/11/2024 07:18
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.