Sau khi chương trình tàu con thoi bắt đầu, nó hoạt động một cách êm thấm trong năm năm, cho đến ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger nổ tung trên bầu trời Trung tâm vũ trụ Kennedy chỉ 73 giây sau khi nó được phóng lên. 7 phi hành gia, trong đó có 2 phụ nữ, đã thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng. Nguyên nhân của tai nạn được xác định là do các vòng đệm bằng cao su trong một tên lửa đẩy đã bị hỏng. Vụ tai nạn đã làm đình trệ chương trình tàu con thoi đến năm 1988.
Cơ quan Quản lý Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ cho biết các thợ lặn đã liên lạc với NASA sau khi phát hiện một vật thể lớn, chủ yếu được bao phủ bởi cát dưới đáy đại dương và mang những nét gạch đặc biệt của tàu con thoi.
"Khám phá này cho chúng tôi cơ hội để nâng cao di sản của bảy người tiên phong đã mất và để suy ngẫm về thảm kịch này đã thay đổi chúng tôi như thế nào", giám đốc của NASA - Bill Nelson cho biết trong tuyên bố.
Các thợ lặn đã khám phá đáy biển ngoài khơi Florida vào đầu năm nay trong khuôn khổ bộ phim tài liệu của Kênh Lịch sử có tên "Tam giác quỷ Bermuda: Vùng nước bị nguyền rủa" kể về vùng biển Đại Tây Dương từ lâu, chủ đề của những huyền thoại xung quanh việc máy bay và tàu biển được cho là biến mất một cách siêu nhiên.
Họ đang tìm kiếm mảnh vỡ của chiếc Máy bay cứu hộ PBM Martin Mariner đã biến mất không dấu vết vào ngày 5/12/1945, trong khi tìm kiếm 5 máy bay ném ngư lôi của Hải quân Hoa Kỳ cũng mất tích vào ngày hôm đó.
Trong ảnh là 7 thành viên đã tử nạn cùng với tàu Challenger. Hàng ghế sau, từ trái sang: Ellison S. Onizuka, Sharon Christa McAuliffe, Gregory B. Jarvis và Judith A. Resnik. Người dân Mỹ vô cùng tiếc thương trước sự ra đi của họ.
Phát hiện đánh dấu lần đầu tiên sau 25 năm một mảnh của tàu con thoi đã được định vị.
Nelson cho biết NASA đang cố gắng xác định xem liệu có khôi phục được những dấu vết của vụ tai nạn này hay không và "những hành động bổ sung nào có thể thực hiện liên quan đến hiện vật sẽ tôn vinh sau di sản của các phi hành gia đã ngã xuống của Challenger và những gia đình yêu mến họ".
Challenger đã bốc cháy và thành một quả cầu lửa 73 giây sau khi cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào ngày 28 tháng 1 năm 1986. Tất cả bảy thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng, bao gồm cả Christa McAuliffe.
Vào một buổi sáng lạnh lẽo tháng 1/1986, gia đình của các phi hành gia cùng những người khác theo dõi quá trình phóng tàu vũ trụ Challenger từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ). Chuyến hành trình này đáng lẽ sẽ kéo dài trong 7 ngày, nhưng chỉ trong vòng vài phút nó đã biến thành thảm họa khi chiếc tàu Challenger đã phát nổ thành một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời. Stephen Nesbitt tại trung tâm điều khiển cho biết nguyên nhân là do trục trặc kỹ thuật.
Tai nạn tồi tệ nhất lịch sử ngành hàng không vũ trụ này đã khiến mọi người trên tàu thiệt mạng. NASA sau đó xác định nguyên nhân tai nạn là do có rò rỉ nhiên liệu ở hệ thống tên lửa đẩy khiến ngọn lửa bùng lên và phát nổ.
Trên tàu có sự tham gia của Christa McAuliffe, nữ giáo viên trung học đã đánh bại 11.000 ứng viên khác để trở thành công dân Mỹ đầu tiên thám hiểm vũ trụ. Ngoài ra, tham gia chuyến hành trình còn có sỹ quan Hải quân Hoa Kỳ Michael J. Smith, người điều hành nhóm - Francis R. Scobee, trung úy Không quân Hoa Kỳ Ellison S. Onizuka, Judith Resnik, Ronald McNair và Gregory Jarvis.
Steve McAuliffe, chồng của Christa, chia sẻ với đầu báo AP : "Với tôi, tai nạn Challenger cứ như mới xảy ra vậy. Tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm của tôi với vợ. Tôi rất vui vì sứ mệnh của Christa đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều giáo viên và học sinh khác, cũng như thu hút được sự chú ý của mọi người về tầm quan trọng của người thầy trong nền giáo dục".
Sau thảm họa, Tổng thống Ronald Reagan đã chỉ định một ủy ban đặc biệt để xác định nguyên nhân tai nạn và xây dựng các biện pháp khắc phục trong tương lai. Ủy ban tổng thống do cựu ngoại trưởng William Rogers đứng đầu, bao gồm cựu phi hành gia Neil Armstrong và cựu phi công lái máy bay thử Chuck Yeager. Cuộc điều tra xác định rằng thảm họa xảy ra do lỗi ở một "vòng chữ O" dùng để bịt một trong hai tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Vòng chữ O đàn hồi không phản ứng như mong đợi vì thời tiết lạnh giá vào thời điểm phóng, điều đã bắt đầu một chuỗi các sự kiện dẫn đến tổn thất nặng nề. Sau đó, NASA đã không đưa các phi hành gia lên vũ trụ trong hơn hai năm trong khi họ thiết kế lại một số tính năng của tàu con thoi.
Vào tháng 9/1988, các chuyến bay tàu con thoi vũ trụ đã được tiếp tục lại với việc phóng thành công tàu Discovery. Kể từ đó, tàu con thoi này đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như sửa chữa và bảo trì Kính viễn vọng Không gian Hubble và xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Vào ngày 1/2/2003, một thảm họa tàu con thoi thứ hai đã làm rung chuyển nước Mỹ khi tàu Columbia bị vỡ khi quay lại bầu khí quyển Trái đất. Toàn bộ phi hành đoàn đã tử vong. Mặc dù lo ngại rằng các vấn đề gây ra tai nạn cho tàu Columbia chưa được giải quyết thỏa đáng, các chuyến bay tàu con thoi lại được tiếp tục vào ngày 26/7/2005, khi tàu Discovery một lần nữa được đưa vào quỹ đạo.
Nguồn: Earthlymission; Nature; NASA