Phép "cộng dồn" chết chóc làm Indonesia thất thủ vì Covid-19

11/07/2021 08:41
Từ nhà của bác sĩ Ratna Hermawati ở Pamekasan, Đông Java, cô có thể nghe thấy tiếng của những người đã chết vang vọng khắp khu phố.

Từ nhà của bác sĩ Ratna Hermawati ở Pamekasan, Đông Java, cô có thể nghe thấy tiếng của những người đã chết vang vọng khắp khu phố. Ca tử vong mới do Covid-19 đã được công bố từ nhà thờ Hồi giáo gần đó ít nhất 5 lần/ ngày. Ratna thường sẽ đang làm việc, quản lý các phòng cách ly quá tải của bệnh viện, nhưng sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19, cô đã ở nhà.

"Tôi biết các đồng nghiệp của tôi đang cố gắng hết sức để sử dụng bất cứ thứ gì chúng tôi có để phục vụ bệnh nhân," cô nói. 9 bác sĩ khác trong bệnh viện cũng đang nhiễm bệnh, công việc bận rộn hơn bao giờ hết.

Bệnh viện của cô là một trong số nhiều bệnh viện ở Indonesia đang phải đối mặt với áp lực khủng khiếp từ Covid-19. Quốc gia này đã công bố một mức tăng kỉ lục hàng ngày về số ca nhiễm Covid-19 vào hôm 8/7 với 38.381 ca dương tính và 852 ca tử vong.

INDONESIA BỊ TÀN PHÁ BỞI COVID-19

Các nhà dịch tễ học cho biết, các con số chính thức có thể cao hơn, khi chỉ ra tình trạng thiếu sót trầm trọng trong khâu xét nghiệm của đất nước này. Dựa trên các dữ liệu cấp địa phương, Tiến sĩ Dicky Budiman tại Đại học Griffith của Úc cho biết: "Chúng tôi ước tính rằng số ca nhiễm hằng ngày của Indonesia có thể hơn 100.000 người/ngày."

Phép cộng dồn chết chóc làm Indonesia thất thủ vì Covid-19 - Ảnh 1.

Nghĩa trang Rorotan. Ảnh: Kuncoro Widyo Rumpoko/Pacific Press/REX/Shutterstock

Hình ảnh được chụp tại các bệnh viện ở các thành phố lớn của Java cho thấy mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát. Các lều trại cho việc cấp cứu đã được dựng tạm tại các bãi đỗ xe, bệnh nhân nằm thành hàng để chờ. Ở những nơi khác, người dân xếp thành hàng dài bên ngoài các cửa hàng bán oxy do các gia đình không thể tìm được giường bệnh cho người thân ở bệnh viện và buộc phải điều trị Covid-19 tại nhà.

Các công nhân tại nghĩa trang công cộng ở Roorortan ở Jakarta phải làm việc cho đến tối muộn. Theo các quan chức, số lượng các lễ chôn cất ở thủ đô đã tăng gấp 10 lần kể từ tháng 5.

Phép cộng dồn chết chóc làm Indonesia thất thủ vì Covid-19 - Ảnh 2.

Người dân xếp hàng chờ lấy oxy

Nhà dịch tễ học Pandu Riono tại Đại học Indonesia cho biết: "Đây là kết quả cho sự cộng dồn các điểm yếu của chúng tôi. Không thể đổ lỗi cho virus, thực sự đây là vấn đề con người."

NHỮNG ĐIỂM YẾU CỘNG DỒN

Phản ứng trước đại dịch của Indonesia gặp khó khăn ngay từ thời điểm đầu. Mãi đến ngày 2/3/2020, quốc gia này mới xác nhận rằng họ đã phát hiện 2 trường hợp nhiễm Covid-19, bất chấp các dấu hiệu cho thấy virus đã xuất hiện ở nước này từ đầu tháng Giêng.

Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto vào thời điểm đó đã chỉ trích một báo cáo của đại học Harvard cho rằng Indonesia có thể có ca mắc Covid-19 mà chưa được báo cáo. Ông cho rằng việc cầu nguyện đã ngăn chặn virus.

Tiến sĩ Dicky cho biết, kể từ đó, Indonesia đã phải đối mặt với một trong những đợt bùng phát tệ nhất Đông Nam Á. "Indonesia đã trải qua một đợt 'bùng phát âm thầm'... Chúng tôi có dân số trẻ và có nhiều đảo," ông cho rằng đây là những điểm đã làm chậm hoặc che giấu mức độ lây lan virus tại đây.

Tuy nhiên, biến thể Delta đã tàn phá đất nước, để lộ những điểm yếu. Các nhà dịch tễ học đã cảnh báo về sự gia tăng các ca nhiễm và kêu gọi chính phủ ra lệnh hạn chế đi lại, tụ tập trong thời điểm lễ hội. Nhưng vào thời điểm lệnh cấm du lịch được áp dụng, nhiều người đã tập trung đến các sân bay và ga tàu để về quê.

Tổng thống Joko Widodo áp dụng các biện pháp để phòng chống đại dịch tuy nhiên vẫn vô cùng lo ngại sự gián đoạn kinh tế.

Các quy tắc đã được áp dụng không phải lúc nào cũng được thực thi nghiêm túc. Cho đến gần đây, các quan chức khuyến khích du lịch trong nước, công bố một kế hoạch “làm việc từ Bali” để thúc đẩy lĩnh vực khách sạn và du lịch tại đây. Chương trình đã bị đình chỉ vào tuần trước, khi các biện pháp cứng rắn hơn được áp dụng ở Java và Bali để đối phó với sự gia tăng của số ca dương tính Covid-19. Tỷ lệ xét nghiệm ở Indonesia vẫn nằm trong một trong số các quốc gia thấp nhất thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, bệnh viện hầu như không thể đối phó với sự gia tăng ca bệnh như hiện nay và các cơ sở này đang trên bờ sụp đổ. Tình trạng nhiễm bệnh ở các nhân viên y tế cũng làm tăng thêm nỗi lo cho hệ thống y tế của nước này.

Indonesia đã áp đặt các hạn chế trên khắp Java và Bali để cố gắng hạn chế số ca nhiễm mới, nhưng các chuyên gia y tế chỉ ra rằng việc đi lại trong nước vẫn được phép và nhiều người lao động thiết yếu vẫn được đặc cách.

Ratna sẽ trở lại làm việc sau năm ngày. Chồng và hai con của cô - những người cũng bị nhiễm bệnh, vẫn đang trong giai đoạn hồi phục. “Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể sống sót sau đại dịch này,” cô nói.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
15 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
56 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
2 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
3 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
9 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.