“Phép thử” cho nông sản Việt (bài 3): Trái ngon vẫn bán chợ biên giới

10/02/2020 13:43
(Dân Việt) Theo thông báo mới nhất của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc vừa có công điện gửi Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới quốc gia và Sở Ngoại vụ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang thông báo về việc phía Trung Quốc tiếp tục lùi thời gian thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới tới cuối tháng này, thay vì ngày 10/2 như đã thông báo. Những khó khăn dường như vẫn còn chồng chất.

Nông dân lo lắng

Đồng Nai hiện có 3.800ha mít đang đến kỳ thu hoạch, hơn 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc. Mít của ông Nguyễn Văn Tươi, xã Suối Nho (huyện Định Quán), phần lớn cũng đi sang nước này. Nhiều năm trước, ông đã chuyển đổi hơn 1ha vườn điều già cỗi sang trồng mít lá bàng. Việc này mang lại nhiều lợi nhuận và đỡ tốn công chăm sóc.

Năm nay, ông chuẩn bị cho đợt hái trái từ mùng 6 tết. Nhưng từ mùng 4, dịch cúm do virus Corona bùng phát, mít đến nay chưa cắt được. “Mọi năm giá tầm 14.000-15.000 đồng/kg, nay chỉ còn 4.000 đồng/kg, nhiều người lo lắng chưa biết tính sao” - ông Tươi nói.

Tại huyện Xuân Lộc, nơi trồng nhiều thanh long của tỉnh Đồng Nai, hiện thương lái đang thu mua với giá 4.000-6000 đồng/kg trong khi chi phí sản xuất đã lên đến 10.000 đồng/kg. Còn với thanh long chong đèn – sản phẩm chính trong vụ này, giá bán phải trên 25.000 đồng/kg mới có lợi nhuận.

“phep thu” cho nong san viet (bai 3): trai ngon van ban cho bien gioi hinh anh 1

  Tỉnh Bình Thuận đang triển khai các giải pháp tiêu thụ thanh long giúp nông dân. (ảnh tư liệu)

Nông dân Lâm Ngọc Thái (ở xã Xuân Hưng) cho biết, để cho 1 tấn trái trên 1ha thanh long chong điện phải tốn cỡ 30 triệu đồng. Giá bán hiện nay đang khiến nhiều người lỗ trắng.“Nhưng đây là dịch bệnh thì đành chấp nhận. Hiện một số thương lái cũng đang mua về rồi trữ đông chờ tín hiệu tích cực từ thị trường” – ông Thái chia sẻ. 

Nếu như năm 2018, tỷ lệ thanh long xuất khẩu ngoài Trung Quốc của tỉnh Bình Thuận đạt khoảng 20% thì theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ này chỉ còn 10%. Điều này cho thấy, sự phụ thuộc vào một thị trường của loại đặc sản này quá lớn.

Cũng tại huyện Xuân Lộc, hàng trăm ha xoài Đài Loan đang mùa thu hoạch cũng nằm dài chờ đợi trong vườn. Ông Lưu Quang Trường (ở xã Xuân Hưng) kể, tính bán xoài ngay dịp sau tết nhưng dịch cúm Corona khiến việc thu hoạch, mua bán đình trệ.

Ông Trường cho biết, ngoài xoài chín, trong vườn vẫn còn khoảng 10 tấn trái đang già. Giờ ai mua nhiều, mua ít hay mua giá nào cũng bán. Chỉ mong sớm tìm được phương thức tiêu thụ từ nay đến hết mùa, giá cải thiện để bà con đỡ vất vả.

Ông Trần Đình Lai - Chủ tịch UBND xã Xuân Hưng cho biết, trước mắt, địa phương vẫn đang động viên bà con tiếp tục thu hoạch, chăm sóc vườn, cố gắng tận dụng các hình thức tiêu thụ trên thị trường. Đồng thời tham mưu cấp huyện tìm biện pháp hỗ trợ cho bà con chứ cấp địa phương cũng khó giải quyết được vấn đề nan giải này.

Ông Huỳnh Thành Vinh -  Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cũng cho biết đang tham mưu UBND tỉnh vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Về lâu dài, Đồng Nai đang lên kế hoạch mở rộng kênh tiêu thụ nông sản. "Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực chế biến nông sản để tăng cường thu mua sản phẩm ở vùng nguyên liệu, chế biến và nâng cao giá trị sản phẩm" - ông Vinh chia sẻ.

Quả ngon vẫn phụ thuộc chợ biên giới

Đó là một nghịch lý của nhiều loại nông sản Việt Nam, trong đó có thanh long. Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho thấy, ngoài Trung Quốc, thanh long Bình Thuận đã vươn tới thị trường EU, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, UAE…

Tuy nhiên, lượng xuất sang các quốc gia này còn chiếm tỷ trọng rất thấp, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Nếu như năm 2018, tỷ lệ thanh long xuất khẩu ngoài Trung Quốc của tỉnh Bình Thuận đạt khoảng 20% thì theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ này chỉ còn 10%. Điều này cho thấy, sự phụ thuộc vào một thị trường của loại đặc sản này quá lớn. 

Tại huyện Xuân Lộc, nơi trồng nhiều thanh long của tỉnh Đồng Nai, hiện thương lái đang thu mua với giá 4.000-6000 đồng/kg trong khi chi phí sản xuất đã lên đến 10.000 đồng/kg. Còn với thanh long chong đèn – sản phẩm chính trong vụ này, giá bán phải trên 25.000 đồng/kg mới có lợi nhuận. 

Theo lý giải của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thanh long, chi phí vận chuyển, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khó khăn trong bảo quản đang là những rào cản để thanh long Bình Thuận vươn tới những thị trường như EU, Mỹ.

Trong khi đó, mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ tới 600.000 tấn thanh long, hệ thống đường biên giới rất dài với Việt Nam tạo điều kiện cho quá trình thông thương giữa hai bên.

Hiện, tại các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc, vẫn còn 500 xe thanh long của tỉnh Bình Thuận đang chờ thông quan, tổng sản lượng thu hoạch thanh long của tỉnh trong tháng 2 là 44.586 tấn.

Hiện, có 6 đơn vị như Big C, VinMart, Lotte Mart, Co.op Mart… đã thông báo sẽ mua thanh long Bình Thuận với số lượng dự kiến 120 tấn/ngày.

Ngoài ra, Sở Công Thương TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng đang giới thiệu 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Môn, Hóc Môn, các doanh nghiệp thành viên hỗ trợ tiêu thụ thanh long Bình Thuận.

Tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ thanh long mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai yêu cầu các ngành chức năng, doanh nghiệp, hiệp hội phải làm nhanh 6 việc để tiêu thụ kịp số thanh long này.

 Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ thuê những kho lạnh đủ điều kiện tạm trữ thanh long, chính sách hỗ trợ tiền điện cho các chủ kho lạnh.

Thứ hai, rà soát các đơn vị, người dân trồng thanh long vay vốn ngân hàng bị rủi ro do ảnh hưởng dịch bệnh Corona để hỗ trợ kịp thời.

Thứ ba, lựa chọn những đơn vị có kho lạnh tạm trữ đáp ứng các tiêu chuẩn như có uy tín với nông dân, thị trường, ngân hàng, chính quyền địa phương để hưởng chính sách.

Thứ tư, rà soát tình hình thu hoạch, sản xuất thanh long, hướng dẫn nông dân thực hiện hợp lý, cộng thêm dự báo, cập nhật thông tin giá cả thị trường liên tục để nông dân bán được giá đúng, nhất là khi giá đã tăng.

Thứ năm, tổ chức củng cố lại sản xuất theo chuỗi liên kết trên tinh thần phát huy bảo quản, chế biến, thu mua xuất khẩu thanh long.

Thứ 6, phải kết nối để các doanh nghiệp kinh doanh thanh long tại tỉnh với các đơn vị mua thanh long ký kết hợp đồng ba bên ngay trong 1-2 ngày tới. 

Xuất khẩu bằng đường biển ít ảnh hưởng
Hai thị trường chính của Trung Quốc hiện là thị trường truyền thống và thị trường siêu thị, thương mại điện tử. Trong đó, thị trường truyền thống là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả vì dịch virus Corona.
Đối với hàng hoa quả nói riêng và nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung, truyền thống của Việt Nam là xuất tươi và xuất bằng đường bộ. Do đó, việc cửa khẩu Việt - Trung tạm ngừng trệ trong một số ngày qua do tâm dịch virus Corona chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt.
Tại một số quốc gia khác, hoạt động xuất khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn thì ảnh hưởng của dịch virus Corona sẽ không nặng nề như Việt Nam, nơi xuất khẩu bằng đường biển chiếm tỷ lệ rất thấp. 
(Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty CP Bagico) 


Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường
Chúng ta không thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có thể là những hỗ trợ tạm thời như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối…Thế nhưng, về dài hạn chúng ta phải làm căn cơ hơn  như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng… Đó chính là vấn đề căn cơ về thương mại.
Ngoài ra là vấn đề phòng chống dịch. Chính những bài học từ Trung Quốc cho chúng ta thấy Việt Nam cần phải thay đổi bài bản về phòng chống dịch bệnh.
(TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn)
P.V (ghi)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.921.973 VNĐ / tấn

21.28 UScents / lb

0.42 %

- 0.09

Cacao

COCOA

221.314.850 VNĐ / tấn

8,709.00 USD / mt

0.24 %

+ 21.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

164.661.052 VNĐ / tấn

293.91 UScents / lb

0.36 %

- 1.07

Gạo

RICE

17.488 VNĐ / tấn

15.13 USD / CWT

0.03 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.122.062 VNĐ / tấn

976.94 UScents / bu

0.08 %

- 0.81

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.098.315 VNĐ / tấn

289.10 USD / ust

0.10 %

- 0.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
8 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
9 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
10 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
12 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.