Phim "đầu tay" của vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama: Không được chiếu chính thức nhưng vẫn đạt gần 1 triệu lượt xem ở Trung Quốc, gây tranh cãi lớn cho cộng đồng mạng

03/09/2019 12:33
Bộ phim có thời lượng 115 phút đang trở thành chủ đề được thảo luận rầm rộ trên mạng xã hội Trung Quốc, đi kèm với đó là rất nhiều đánh giá của các blogger nổi tiếng và giới truyền thông.

"American Factory" (Tạm dịch: Nhà máy Mỹ) là một bộ phim tài liệu mới phát hành của Netflix. Bộ phim nói về một nhà thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc ở Ohio - Mỹ, nhưng lại không được chiếu chính thức ở nước này. Dẫu vậy, hàng trăm hàng ngàn người đã theo dõi bộ phim và từ đó một cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nổ ra.

Bộ phim có thời lượng 115 phút đang trở thành chủ đề được thảo luận rầm rộ trên mạng xã hội Trung Quốc, đi kèm với đó là rất nhiều đánh giá của các blogger nổi tiếng và giới truyền thông. Họ tranh luận về toàn cầu hoá, sự khác biệt văn hoá, tự động hoá và quyền lợi của người lao động. 

Phim đầu tay của vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama: Không được chiếu chính thức nhưng vẫn đạt gần 1 triệu lượt xem ở Trung Quốc, gây tranh cãi lớn cho cộng đồng mạng - Ảnh 1.

Các công nhân đang làm việc trong nhà máy của Fuyao.

"American Factory" có sự tham gia sản xuất của vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Michelle Obama, được hỗ trợ bởi công ty sản xuất phim của hai người là Higher Ground. Bộ phim kể về một nhà máy General Motors bị bỏ hoang bên ngoài thành phố Dayton, sau đó được mua lại và trở thành nhà máy do công ty Fuyao Glass của Trung Quốc điều hành. Sự phức tạp của vấn đề ở đây thể hiện rõ trong phản ứng của người xem mà bộ phim tạo nên ở Trung Quốc: khán giả nhận thấy sự tương đồng và nhóm khán giả phản đối trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ không có dấu hiệu kết thúc. 

Bộ phim bắt đầu với những dòng giới thiệu đầy lạc quan, thế nhưng sự mâu thuẫn của văn hoá làm việc, đặc biệt là nỗi băn khoăn về bộ phận công đoàn, đã sớm khiến nhà máy này lụi tàn. Cuối cùng, nỗ lực của công đoàn thất bại và các nhà quản lý Trung Quốc của công ty bắt đầu thay thế công nhân bằng các loại máy móc.

Mâu thuẫn giữa công nhân Mỹ và những nhà quản lý mới của Trung Quốc xuất hiện trong phim có thể bắt nguồn từ sự khác biệt trong mô hình kinh doanh vốn phổ biến ở 2 nước, một blogger tên Liu Run viết trong một bài đăng trên WeChat và số lượt xem đạt hơn 40.000. Run nhận định, trong phim, hoạt động quản lý của Fuyao thất bại là do họ theo đuổi mục tiêu giảm thiểu chi phí thay vì đầu tư để đổi mới.

Phim đầu tay của vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama: Không được chiếu chính thức nhưng vẫn đạt gần 1 triệu lượt xem ở Trung Quốc, gây tranh cãi lớn cho cộng đồng mạng - Ảnh 2.

Công nhân Trung Quốc trong buổi học bồi dưỡng về văn hoá Mỹ tại Fuyao.

"Nói chung, nếu hoạt động sản xuất ở Mỹ là chất lượng cao thì ở Trung Quốc vẫn chỉ là thiên về lắp ráp với chất lượng trung bình và thấp." Run viết. Blogger này nói thêm rằng, tự động hoá không thể là một giải pháp hiệu quả, đặt câu hỏi rằng "nếu Mỹ và Đức tăng cường tự động hoá, thì cớ gì các công ty ở rất xa lại đầu tư vào Trung Quốc?"

Hiện tại, Netflix không hoạt động ở Trung Quốc và một phát ngôn viên của hãng cho biết chưa có cách thức hợp pháp để có thể theo dõi bộ phim ở quốc gia này.

Mâu thuẫn về văn hoá

Trong rất nhiều bài đăng và bình luận, cư dân mạng Trung Quốc đã theo dõi bộ phim này "mổ xẻ" và phân tích sự khác biệt giữa các công nhân Mỹ và Trung Quốc. Trong phim, một cựu nhân viên phàn nàn về thời gian làm việc quá dài, bày tỏ nỗi lo ngại về rủi ro an toàn lao động và bảo vệ môi trường, từ đó công ty cố gắng thành lập bộ phận công đoàn. Trong khi đó, công nhân Trung Quốc lại làm việc nhiều giờ hơn, họ không chú ý nhiều đến sự an toàn và ít khi phản đối yêu cầu của sếp. 

Joe Zhou, đang làm việc trong ngành truyền thông, chia sẻ trên WeChat: "Khi nỗ lực của sự hoà hợp thất bại, công nhân Trung Quốc dường như hài lòng hơn những người quản lý, có phải họ gặp Hội chức Stockholm hay không? Câu trả lời có thể khá phức tạp."

*Hội chứng Stockholm: Thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc.

Ở Trung Quốc, mọi công ty đều có một bộ phận gọi là công đoàn. Các tổ chức này không liên quan trực tiếp đến việc đàm phán về lương bổng và lợi ích, mục đích chính của họ là lên kế hoạch xây dựng các hoạt động xây dựng đội ngũ và phát quà vào những ngày lễ. Ở trường hợp của Fuyao, bộ phận này được điều hành bởi anh rể của chủ tịch. Người này miêu tả phòng công đoàn và công ty như "hai bánh răng cưa cùng quay với nhau". 

Truyền thông nói gì?

Các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu của chính phủ khẳng định chắc nịch rằng bộ phim tài liệu này có liên quan đến mâu thuẫn thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ lấy "American Factory" để củng cố lập luận rằng Mỹ cần đến đầu tư của Trung Quốc để tạo thêm việc làm và rằng sự tách rời về mặt kinh tế là không thể thực hiện được.

Phim đầu tay của vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama: Không được chiếu chính thức nhưng vẫn đạt gần 1 triệu lượt xem ở Trung Quốc, gây tranh cãi lớn cho cộng đồng mạng - Ảnh 3.

Các nhân viên của Fuyao trong một ngày nghỉ.

CCTV, đài truyền hình của nhà nước Trung Quốc, đã xuất bản một bài báo trên các nền tảng truyền thông xã hội, chỉ ra vai trò quan trọng của Ohio cho sự chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Trump năm 2016 và ông cũng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều việc làm hơn cho tiểu bang này.

CCTV viết: "Dẫu vậy, GM đã đóng cửa một nhà máy lớn khác ở bang này vào đầu năm nay. Điều trớ trêu hơn, căng thẳng thương mại đã khiến lượng đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh và gây ra tình trạng 'những nhà máy Mỹ' như một trong những nhà máy mang tính 'huyết mạch' của Fuyao trong khu vực."

Hãng tin Tân Hoa Xã thì cho rằng bộ phim tài liệu này đang đóng "vai trò tích cực" trong việc giúp hai nhóm người thấu hiểu lẫn nhau. Hai quốc gia từ lâu đã có nhiều sự trái ngược, đi cùng với đó là sự "tách rời" và "mâu thuẫn giữa các nền văn minh". Bộ phim này tập trung vào sự hợp tác và giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc, được đưa ra "rất đúng thời điểm, đầy tính hiện thực và có ý nghĩa."

Dẫu vậy, một số khán giả còn nhận định vượt xa hơn cả sự xung đột trước đó. Zhang Ming, người đưa bộ phim lên một trang web của Trung Quốc và nhận được hơn 700.000 lượt xem, cho hay: "Cảm xúc của tôi rất khó tả. Tôi vẫn đánh giá cao sự chăm chỉ và tính tổ chức của những công nhân Trung Quốc. Nhưng mặt khác, tôi cũng cũng đồng cảm với công nhân Mỹ, những người đang đòi hỏi nhiều quyền lợi và sự bảo vệ hơn." Zhang nói thêm rằng: "Tôi không thấy có lời hồi đáp cho những câu trả lời này. Cõ lẽ, rồi cuối cùng tất cả sẽ được thay thế bằng tự động hoá."

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
6 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
5 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
5 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
3 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
2 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
50 phút trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
18 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
21 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
23 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.