Phó TGĐ Vinatex Phạm Nguyên Hạnh: Doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh khi chưa được hỗ trợ!

14/05/2020 10:54
"Nếu tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục kéo dài, thì không DN nào chịu đựng được, và rất cần hỗ trợ trực tiếp cho DN, ngay khi DN chứng minh được việc bị giảm từ 30% doanh thu", Phó TGĐ Vinatex Phạm Nguyên Hạnh cho hay.

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều, trong đó có các doanh nghiệp (DN) trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Trước bối cảnh này, chính sách hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng với DN trong việc giảm áp lực dòng tiền, đảm bảo sự sống còn của DN. Tuy nhiên, với các DN trong Vinatex, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng dành cho người lao động mất việc lại không áp dụng được.

Tại sao doanh nghiệp dệt may chưa được áp dụng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng

Trao đổi với báo giới, bà Phạm Nguyên Hạnh – Phó TGĐ Vinatex giải thích: "Điều 5 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Chính phủ về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng nhằm giúp các đối tượng là người làm việc theo Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, lao động tự do bị mất việc làm (50%). Các DN trong Tập đoàn, nếu để mất việc làm tới 50% thì tương đương với phá sản.

Do đó, mọi lãnh đạo DN đều phải lo lắng ngày đêm, xoay sở để làm sao không bị rơi vào tình trạng đó. Tìm các việc cho công nhân làm, thậm chí dốc cả nguồn dự trữ ra để nuôi công nhân, giữ chân họ ở lại để sau đại dịch, có thể lập tức sản xuất được ngay với các đơn hàng lớn".

Trong đó, DN đã chuyển sang may các mặt hàng phòng chống dịch như khẩu trang, quần áo phòng dịch, các sản phẩm phòng dịch khác, tận dụng nguồn vải có sẵn để may hàng nội địa, gia công chờ thời cơ. Có DN vẫn nhận đơn hàng của nước ngoài, dù chấp nhận mở LC trả chậm.

Song song, DN cũng vận động công nhân chia sẻ, hỗ trợ, chịu giảm một chút thu nhập, để giữ cho DN tồn tại đến khi có thể hoạt động trở lại bình thường. Các cổ đông cũng vào cuộc, sẵn sàng giảm mức chia cổ tức, thời gian nhận cổ tức chậm hơn, dành nguồn tiền trả lương cho công nhân và giúp doanh nghiệp có dòng tiền để duy trì hoạt động SXKD…

Các gói giảm/giãn thuế cũng chưa thực sự được áp dụng

Liên quan đến các gói giảm hay giãn thuế, đến nay đều chưa thực sự áp dụng được. Theo bà Hạnh, bởi với DN dệt may, mức độ giãn, giảm thuế ảnh hưởng không lớn vì phần lớn các DN dệt may làm xuất khẩu nên không có thuế VAT. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 thì các DN đã tạm nộp hàng quý, số còn lại chưa nộp chỉ là một quý, trong khi quý 1/2020 thì không có lợi nhuận nên thực chất chiểu theo chính sách này thì DN dệt may cũng không được giảm.

Tiền thuê đất tỷ trọng trong chi phí thấp, nên cũng không tác động được đáng kể khi được gia hạn nộp. Do đó, đối với các DN dệt may thì quan trọng nhất là hoãn đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp vì chi phí này lên tới 34% của quỹ lương (mà quỹ lương chiếm 60% chi phí DN may) và tỷ trọng chi đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp lên tới 20% tổng chi phí toàn DN.

"Chúng tôi đã cùng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) kiến nghị với Chính phủ về các thuế TNDN, tiền thuê đất mà DN dệt may nào đã nộp cho năm 2019 nên được trừ vào các phí cần đóng như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn… của năm 2020", lãnh đạo Vinatex bày tỏ.

Đặc biệt, với việc trả chậm hai loại quỹ hưu trí và tử tuất trong Bảo hiểm xã hội cũng được kiến nghị nên miễn luôn cho DN. Bởi trong nhiều năm DN đã đóng bảo hiểm xã hội rất đầy đủ rồi, nay có khó khăn thì nên miễn để DN dùng ngay tiền đó nuôi công nhân trong hiện tại. Các DN của Vinatex hầu hết đang dốc nguồn dự phòng ra để trả lương cho công nhân, và xác định rõ năm nay chỉ phấn đấu để DN tồn tại, giữ chân người lao động, chứ không tính đến việc kinh doanh sinh lời.

"Nếu tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục kéo dài, thì không DN nào chịu đựng được, và rất cần hỗ trợ trực tiếp cho DN, ngay khi DN chứng minh được việc bị giảm từ 30% doanh thu".

Nhìn chung, trong bối cảnh chưa thể tiếp cận được hỗ trợ từ bên ngoài, theo bà Hạnh để tồn tại thì DN cần tự lực cánh sinh.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
5 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
4 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.