Phó Thủ tướng: Hoàn thành việc bàn giao mặt bằng sạch dự án cao tốc Bắc - Nam, phía Đông trong quý II

28/05/2021 16:38
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại của việc giải phóng mặt bằng cho 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, phía Đông trong quý II.

Lãnh đạo địa phương nơi dự án đi qua được yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có công điện về việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khối lượng còn lại của việc giải phóng mặt bằng và xử lý một số vướng mắc trong quá trình triển khai dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, phía Đông giai đoạn 2017- 2020.

Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo địa phương có dự án đi qua khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại của hoạt động giải phóng mặt bằng cho 11 dự án thành phần vào quý II. Người đứng đầu các địa phương chỉ đạo, phối hợp với chủ sở hữu, sử dụng công để hoàn thành di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng vừa nêu. Các địa phương cũng chủ động xử lý vướng mắc, kiến nghị liên quan đến việc giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.

Phó Thủ tướng: Hoàn thành việc bàn giao mặt bằng sạch dự án cao tốc Bắc - Nam, phía Đông trong quý II - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu hoàn thành việc bàn giao mặt bằng sạch dự án cao tốc Băc - Nam, phía Đông trong quý II. Ảnh: VTV.

Tiến độ giải quyết điều kiện, thủ tục về cấp giấy phép đối với mỏ vật liệu theo quy định để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu thi công dự án cũng được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đẩy nhanh.

Cũng liên quan đến nguồn nguyên liệu phục vụ cho các dự án, Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng và sớm thống nhất về số lượng, quy mô, vị trí bãi vật liệu phế thải phục vụ cho dự án.

Bộ Giao thông vận tải được yêu cầu chỉ đạo chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và nhà thầu thi công phối hợp với địa phương, chủ quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật cần di dời để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng. Trường hợp cần thiết, Bộ Giao thông làm việc cụ thể với địa phương để kịp thời giải quyết, tháo gỡ, tập trung xử lý dứt điểm kiến nghị của địa phương.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội khẩn trương chỉ đạo chủ quản lý, chủ sử dụng công trình hạ tầng điện, đường cáp viễn thông thuộc phạm vi quản lý, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng trong quý II.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến 15/5 có 1/13 tỉnh (tỉnh Nam Định), 1/11 dự án thành phần (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn) hoàn thành giải phóng mặt bằng. Hiện mới bàn giao mặt bằng hoặc đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng cho 634,9/652,85 km (đạt khoảng 97,2%), hoàn thành xây dựng 72/83 khu tái định cư (đạt khoảng 86,7%) và di dời 295/733 vị trí đường điện (đạt 40,2%); 18.774/40.232m đường ống nước các loại (đạt 46,7%); 39.031/91.828m đường cáp viễn thông (đạt 42,5%) và 131/131 m đường ống xăng dầu. Ngoài ra, trong quá trình triển khai các dự án đã phát sinh một số vướng mắt về vật liệu đất đắp nền đường và vị trí bãi đổ vật liệu phế thải phục vụ thi công dự án.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, phía Đông giai đoạn 2017-2020 là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 652,85 km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Theo tiến độ, dự án phải hoàn thành việc giải phóng mặt bằng toàn tuyến vào quý II năm nay.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
5 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
4 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
3 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
2 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
12 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
15 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.