Phó thủ tướng yêu cầu phải cung ứng đủ điện, giá hợp lý

03/01/2019 15:27
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của EVN diễn ra sáng 3/1...

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) diễn ra sáng 3/1/2019.

Phó thủ tướng cho biết, năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất 10 năm. Quy mô GDP cả nước đạt 5,5 triệu tỷ đồng, chất lượng tăng trưởng tăng, hạ tầng có nhiều đổi mới. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã đóng góp lớn, trong đó có EVN - đơn vị đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp đủ điện phát triển kinh tế đất nước.

Tuy vậy, ngành điện đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức lớn, lớn nhất đó là nguy cơ thiếu điện.

"Đây là thách thức lớn nhất, làm gì thì làm phải đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt. Nhu cầu điện tăng nhanh vượt qua khả năng cung ứng của ngành điện. Với tốc độ tăng 10%/năm, đến năm 2030 Việt Nam cần tổng 130.000 MW. Đây là tốc độ tăng trưởng theo tính toán, thực tế có thể tăng trưởng cao hơn. Thu nhập người dân mới hơn 2.000 USD/người, độ trống còn rất lớn, trong khi thế giới thu nhập bình quân có nước lên tới 50.000 USD/người, nhu cầu điện đã bão hoà, tăng trưởng ngành điện thấp", Phó thủ tướng chia sẻ câu chuyện đất nước Na Uy tận dụng từng giọt nước để làm điện, từ đó họ trở thành nước xuất khẩu điện.

Ở Việt Nam, thuỷ điện hiện có công suất 20.000 MW, đến năm 2030 chỉ còn đóng góp 13 -16% trong tổng cung, không có khả năng tăng nữa.

"Điện hạt nhân không có, thì phải bù bằng nhiệt điện bao gồm cả nhiệt điện khí và than. Quan trọng là dự án nhiệt điện khí và than triển khai chạm, nhà đầu tư trong nước không đủ nguồn lực triển khai. Mỗi dự án điện từ 600 MW trở lên cần ít nhất 1 tỷ USD, EVN và Petro Vietnam đều đang rất khó khăn, để đầu tư phải vay vốn bảo lãnh, mà Chính phủ không hoan nghênh việc này vì ảnh hưởng đến trần nợ công", ông Dũng nói.

Về đa dạng hoá nguồn cung điện, ông Dũng cho rằng điện mặt trời, điện gió giá rất cao và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Mặt khác muốn phát triển đồng bộ phải giải toả công suất, xây dựng hạ tầng điện đồng bộ, song đó là xu hướng của thế giới buộc phải làm.

Phó thủ tướng nhận định trong ngắn hạn, hồ thuỷ điện thiếu nước. Sang năm cũng thiếu nước, có thể còn nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến phát điện, thuỷ điện thiếu phải bù bằng điện than nhưng cung cấp than cho nhà máy điện còn khó khăn, trong khi nguồn khí để cung cấp cho các nhà máy điện đã giảm.

Về việc mua điện của nước ngoài, ông Dũng cho biết tiến độ còn rất chậm, mua của nước ngoài đây cũng là nguồn cung, phải đa dạng nguồn cung để đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Trước đó, EVN từng có đề xuất nhập khẩu các nguồn điện từ Lào, Trung Quốc.

"Các đồng chí làm chậm quá, mua điện rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất trong nước, điện mặt trời hơn 9 cent/kWh, điện than 7 cent/kWh, điện gió 9-10 cent kWh, điện mua của nước ngoài có 7 cent/kWh mà lại rất sạch. Không phải nhiệt điện than nào cũng ô nhiễm, mà phải phải đi cùng công nghệ tốt. Chúng ta phải làm mọi cách để đảm bảo điện cung ứng phát triển kinh tế. Nhiệt điện than giá thành thấp, giá điện sẽ thấp. Chứ áp dụng điện khí, mặt trời giá cao cuối cùng người dân chịu. Làm gì thì làm phải đủ điện, giá điện hợp lý, người dân chịu đựng được, do đó phải cơ cấu nguồn điện cho hợp lý. Thu nhập thấp, đời sống người dân khó khăn không thể mua điện với giá cao. Giờ tăng giá điện, người dân không thể chịu đựng được", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng yêu cầu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điện, đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay, cập nhật cục bộ, quy hoạch điện mặt trời, điện gió. Trên cơ sở đó, xác định nguồn điện ưu tiên, giai đọan này ưu tiên nhiệt điện khí, gió,… thời gian tới là năng lượng tái tạo. Đảm bảo trong 2019 phải xong quy hoạch, hoàn thiện các dự án chậm tiến độ, hiện rất nhiều dự án chậm như Nhơn trạch 3 - 4, Ô Môn 3 -4, Quảng Trạch, Tân Phước, Long Phú 1, Kiên Lương 1- 2, Vũng Áng 1-2, Sông Hậu 1-2, Dung Quất, Quảng Nam…

Tại hội nghị, Phó tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh khẳng định nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao nhưng hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện. Vấn đề đảm bảo cung ứng điện toàn quốc, ngoài nỗ lực của EVN, còn phụ thuộc rất nhiều các nhà máy điện ngoài EVN.

Dù khó khăn, nhưng EVN vẫn đặt mục tiêu kinh doanh năm 2019 tăng so với năm 2018.

Cụ thể, EVN đặt mục tiêu điện sản xuất và mua là 232,5 tỷ kWh tăng 9,2% so với năm 2018, sẵn sàng chuẩn bị đáp ứng cho khả năng nhu cầu điện tăng cao hơn. Trong đó, điện thương phẩm đạt 211,95 tỷ kWh tăng 9,9% so với năm 2018. Đầu tư xây dựng tổng giá trị 104.936 tỷ đồng.

Đặc biệt, ông Anh kiến nghị Bộ Công Thương sớm thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện các nguồn điện tại Lào và Trung Quốc đã được EVN trình trong năm 2018; Trình Thủ tướng Chính phủ địa điểm Trung tâm điện lực Tân Phước sử dụng nhiên liệu than theo Qui hoạch điện VII hiệu chỉnh; Chấp thuận cho EVN nghiên cứu địa điểm Trung tâm điện khí tại Mỹ Giang - Vân Phong - Khánh Hòa.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
4 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.712.546 VNĐ / thùng

66.36 USD / bbl

5.38 %

- 3.78

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.620.342 VNĐ / thùng

62.79 USD / bbl

6.21 %

- 4.16

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.674.143 VNĐ / m3

3.82 USD / mmbtu

7.58 %

- 0.31

Than đá

COAL

2.565.089 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
44 phút trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
17 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
1 ngày trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
1 ngày trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.