Phó Tổng cục trưởng TCTK giải mã nguyên nhân lạm phát Việt Nam không tăng cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

04/04/2022 09:14
Tháng 2/2022, một số nước thuộc khu vực ASEAN đều có mức lạm phát cao hơn Việt Nam như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan...

Quý 1/2022, nền kinh tế thế giới đang lấy lại đà phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh, gây áp lực lạm phát lên nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, áp lực lạm phát tăng cao tại nền kinh tế lớn và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu.

Phó Tổng cục trưởng TCTK giải mã nguyên nhân lạm phát Việt Nam không tăng cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... - Ảnh 1.

Mức tăng lạm phát tháng 2/2022 svck của một số nước

Cụ thể, lạm phát của Mỹ tháng 2/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 01/1982. Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong 30 năm qua (tháng 2 tăng 6,2%).

Lạm phát tháng 2/2022 của các nước khác thuộc khu vực châu Âu cũng tăng cao như: Pháp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, Đức tăng 5,1%, Tây Ban Nha tăng 7,6%, Italy tăng 5,7%...

Phó Tổng cục trưởng TCTK giải mã nguyên nhân lạm phát Việt Nam không tăng cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... - Ảnh 2.

Ở châu Á, Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có lạm phát tăng (tháng 1 tăng 0,5%, tháng 2 tăng 0,9%), Hàn Quốc tháng 2 tăng 3,7%.

Các nước thuộc khu vực ASEAN đều có mức lạm phát tháng 2 cao hơn Việt Nam như Indonesia tăng 2,1%, Malaysia tăng 2,2%, Philippines tăng 3,0%, Singapore tăng 4,3%, Thái Lan tăng 5,3%...

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đặc biệt giảm mạnh nguồn cung cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón và lúa mì quan trọng, tình trạng thiếu hụt hai mặt hàng này làm tăng giá lương thực toàn cầu và gây áp lực lạm phát thêm trầm trọng.

Phó Tổng cục trưởng TCTK giải mã nguyên nhân lạm phát Việt Nam không tăng cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... - Ảnh 3.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 và quý I các năm giai đoạn 2018-2022 (%)

Ở trong nước, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý 1/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý 1 các năm 2017-2020.

Lý giải về việc lạm phát của Việt Nam trong quý 1 năm nay không tăng cao như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ông Nguyễn Trung Tiến chỉ rõ:

Thứ nhất, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, cũng như cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất.

Đơn cử, Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 27,68%).

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng nhanh hơn trong thời gian vừa qua. Mỹ và các nước phương Tây có tỷ trọng chi tiêu dùng các nhóm hàng này lớn nên tỷ lệ lạm phát cao hơn Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định.

Nhóm thực phẩm quý 1/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm.

Trong đó, giá thịt lợn giảm 21,55%; mỡ ăn giảm 22,6% và giá thịt chế biến giảm 4,63%. Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán sớm cắt lỗ.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số địa phương miễn giảm học phí từ học kỳ 1 năm học 2021-2022 làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm. Nhiều hộ gia đình trong quý 1 đã giảm giá hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến giá thuê nhà ở giảm 15,14%.

Thứ ba, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Đồng thời, công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

https://cafef.vn/pho-tong-cuc-truong-tctk-giai-ma-nguyen-nhan-lam-phat-viet-nam-khong-tang-cao-nhu-my-nhat-ban-han-quoc-20220404091417316.chn

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
19 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
1 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
20 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
48 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.822.544 VNĐ / thùng

72.05 USD / bbl

0.22 %

+ 0.16

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.726.794 VNĐ / thùng

68.26 USD / bbl

0.21 %

+ 0.14

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.986.588 VNĐ / m3

2.90 USD / mmbtu

-0.30 %

- -0.01

Than đá

COAL

3.598.541 VNĐ / tấn

142.25 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Gây tranh cãi, SUV điện cỡ D mới của BYD nhiều khả năng vẫn giữ nguyên tên gọi khi bán tại Việt Nam
7 giờ trước
Mẫu xe này đã bắt đầu nhận đặt hàng tại đại lý, dự kiến giao hàng từ cuối tháng 12.
Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Thủng đáy
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 12/11, giá của các loại dầu thô WTI và Brent, tiếp tục giảm rất mạnh so với phiên giao dịch ngày hôm qua 11/11. Mức giảm sâu nhất kể từ đầu tháng 11.
Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Dầu thô tiếp tục trượt dốc, giá xăng dầu quay đầu giảm
2 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 11/11, thị trường dầu thô bắt đầu tuần mới ghi nhận xu hướng giảm giá đồng loạt của các loại dầu thô WTI và Brent.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
2 ngày trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?