Thời kỳ đảm bảo việc làm tại Phố Wall chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Goldman Sachs Group và nhiều ngân hàng đang bắt đầu sa thải nhân viên với số lượng nhỏ, nhưng dự kiến sẽ tăng mạnh hơn trong năm 2021, một biện pháp cắt giảm chi phí.
Các cam kết công khai rằng công việc của nhân viên sẽ được an toàn, giảm thiểu số lượng nhân viên nghỉ việc một cách tự nhiên trong đại dịch, tiếp tục tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp đã đã đem đến sự đột biến về số lượng nhân viên của 6 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong một thập kỷ. Các ngân hàng đã thêm gần 20.000 nhân viên trong 9 tháng đầu năm.
Nhưng khi đại dịch kéo đến, hai CEO mới nhất của Big 6 là David Solomon (Goldman Sachs) và Charlie Scharf (Wells Fargo) đã phải quay lại với kế hoạch cắt giảm chi phí. Jane Fraser của Citigroup nắm quyền vào tháng 2 với nhiệm vụ làm cho ngân hàng này hoạt động hiệu quả hơn cũng phải làm điều tương tự.
Xuất hiện những nghi ngờ cho rằng năm 2021 sẽ là năm tràn ngập hoạt động giao dịch sẽ đem đến một năm tốt nhất cho các ngân hàng Phố Wall.
Michael Nelson, giám đốc điều hành của Quest Group cho biết: "Chúng ta sẽ có ít người làm việc tại Phố Wall hơn vào cuối năm tới. Mặc dù tất cả lợi nhuận của họ đến từ ngân hàng đầu tư trong năm nay, họ vẫn rất lo ngại trong năm tới".
Các nhà điều hành cũng cảm thấy dần áp lực từ những nhà đầu tư không mấy tin tưởng vào cổ phiếu của họ. Trong số 6 ngân hàng, chỉ có cổ phiếu Morgan Stanley tăng vào năm 2020, 4 ngân hàng lớn nhất đều giảm hơn 16% trong khi S&P500 tăng 11%.
6 ngân hàng sử dụng hơn 1 triệu nhân viên trên toàn thế giới đã cắt giảm 140.000 người trong 8 năm qua thông qua việc cắt giảm việc làm, bán các đơn vị, và cho người lao động nghỉ việc.
Năm nay đã đem lại thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi khỏi xu hướng cắt giảm này nhờ các ngân hàng bổ sung các nhân viên thế chấp để xử lý một đợt tái cấp vốn. Năm trong số 6 công ty đã bổ sung hơn 2.000 nhân viên trong năm nay, ngoại trừ JPMorgan Chase, giảm 0,2%. Điều này khiến chi phí cao hơn ở mọi công ty, ngoại trừ Bank of America.
Nhưng khi cú sốc ban đầu của đại dịch đã qua đi, sự thành công của hoạt động trong suốt cuộc biến động đã cho các giám đốc điều hành thấy rằng họ có thể tiếp tục hoặc thậm chí tăng tốc việc cắt giảm nhân viên thông qua tự động hóa nhiều quy trình.
Và quyết tâm của ban lãnh đạo trong việc xoa dịu nhân viên lo lắng về an ninh việc làm trong cuộc khủng hoảng đã suy yếu dần khi một loại virus dai dẳng buộc họ phải tiến gần hơn đến các hoạt động kinh doanh như bình thường và tìm cách tăng cường các chỉ số quan trọng đối với nhà đầu tư của họ.
Shiva Rajgopal, giáo sư trường kinh doanh Columbia cho biết: "Rất nhiều cuộc nói chuyện về sự lo lắng của nhân viên là một tín hiệu tốt. Cuối cùng, lợi nhuận cổ phiếu và lợi nhuận kế toán là những gì thúc đẩy các quyết định từ ban quản lý bởi họ được trả tiền vì điều đó".