Phú Quốc bị ‘băm nát’: Bãi Trường thành ‘chiến trường’

30/05/2018 10:19
Lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp, loạn phân lô bán nền, mua bán trái phép đất rừng, nhiều công trình dự án đã không tuân thủ qui hoạch, nhiều vùng biển đã bị bao chiếm trở thành “vùng cấm” của các nhà đầu tư, ... băm nát đảo Ngọc trước khi trở thành đặc khu.

Khi Bãi Trường thành 'chiến trường' mua bán

Khu Bãi Trường hiện có 50 dự án  đã được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương đầu tư, với diện tích  1.853 ha. Trong đó có 38 dự án đầu tư ở lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí (1.119 ha) và 12 dự án khu dân cư đô thị, dịch vụ (734 ha).

Nhiều trong số này đang hoàn thiện thủ tục pháp lý như điều chỉnh quy hoạch; lập phương án bồi thường GPMB; thi công hạ tầng kỹ thuật… Nhưng thực tế lâu nay nhiều chủ đầu tư đã phân lô, chuyển nhượng dự án, thậm chí xây dựng sai quy hoạch, sai phép…, làm cho khu Bãi Trường thành “chiến trường” mua bán và chênh lệch địa tô.

Khu tổ hợp du lịch mang tên Sonasea Villas & Resort với diện tích trên 79 ha trải dài gần 1km mặt biển Bãi Trường do Công ty CP Đầu tư Phát triển Phú Quốc-CEO Phú Quốc (Công ty con của Công ty CP tập đoàn CEO Group) làm chủ đầu tư.

Sau các quyết định điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 năm 2012, thì tháng 11/2015 dự án của CEO Group lại tiếp tục được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tỷ lệ 1/500 với mục đích tăng tỷ lệ sử dụng đất các công trình biệt thự, khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng…, để phục vụ cho khoảng 8.300 lượt khách/ngày. Trong đó, công trình cao tối đa là 19 tầng; riêng số khách lưu trú khoảng 4.300 người/ngày; vãng lai 4000 lượt khách/ngày.

Quyết định điều chỉnh quy hoạch của tỉnh Kiên Giang chưa “ráo mực” thì cuối năm 2015 và đầu năm 2016, CEO Phú Quốc đã tiến hành phân lô, chuyển nhượng đất đai từ dự án này cho các nhà đầu tư khác bất chấp chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Phú Quốc bị ‘băm nát’: Bãi Trường thành ‘chiến trường’ - Ảnh 1.
Khu tổ hợp Sonasea Villas and Resort của Công ty CEO Phú Quốc đang ngỗn ngang nhưng trước đấy đã chuyển nhượng đất đai cho nhà đầu tư ở khu CH1 khi chưa có sự đồng ý, chấp thuận của cơ quan chức năng.

Hồ sơ pháp lý cho thấy, ngày 5/1/2018, UBND tỉnh Kiên Giang mới có văn bản chấp thuận cho Khu tổ hợp Sonasea Villas and Resort chuyển nhượng 1 phần dự án (thửa đất số 1915), với điều kiện CEO Phú Quốc phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của toàn dự án.

Ngày 23/1/2018, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc cũng yêu cầu doanh nghiệp này phải hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất; điều chỉnh quy mô dự án; điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục liên quan.

Điều kỳ lạ, hợp đồng chuyển nhượng 1 phần dự án (thửa đất số 1915) thuộc Khu tổ hợp Sonasea Villas and Resort giữa CEO Phú Quốc với Doanh nghiệp tư nhân số 1 được hai doanh nghiệp ký vào ngày 23/3/2018, nhưng thực tế việc chuyển nhượng khu đất trên giữa hai doanh nghiệp này diễn ra từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016.

Chính quyền buông lỏng, chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận

Theo quyết định số 1 ngày 4/1/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Bãi Trường thuộc Khu du lịch-dân cư Bắc và Nam Bãi Trường thuộc xã Dương Tơ (huyện Phú Quốc) với quy mô trên 129 ha.

Thế nhưng theo người dân ở đây, Khu phức hợp, khu du lịch chưa thấy đâu nhưng tại Bãi Trường nhiều hoạt động xây dựng sai phép, trái quy hoạch diễn ra ngày càng nhiều.

Phú Quốc bị ‘băm nát’: Bãi Trường thành ‘chiến trường’ - Ảnh 2.

Trở lại việc “cầm đèn chạy trước ô tô” của CEO Phú Quốc trong việc chuyển nhượng đất đai tại Khu tổ hợp Sonasea Villas and Resort thì theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thửa đất số 1915; tờ bản đồ số 54) có diện tích 12.253,0m2 là đất thương mại, dịch vụ có thời hạn 50 năm được UBND tỉnh Kiên Giang cấp cho doanh nghiệp này ngày 6/7/2017. Trong đó, doanh nghiệp này được giảm tiền sử dụng đất 50%.

Còn theo quy hoạch phê duyệt thì khu đất mà CEO Phú Quốc chuyển nhượng này có ký hiệu CH1 (khu căn hộ nghỉ dưỡng), với quy định mật độ xây dựng tối đa là 30%; tầng cao tối đa là 9 tầng và với diện tích xây dựng là 3.675m2.

Trong bản hợp đồng chuyển nhượng đề ngày 23/3/2018, khu đất có diện tích 12.253 m2 trên được CEO bán với chỉ 80 tỷ đồng (bao gồm cả tiền sử dụng đất; giá trị hạ tầng kỹ thuật khung của lô đất...), được giới nhà đất đánh giá là thấp hơn nhiều lần với giá trị thực giao dịch trên thị trường hiện ở khu Bãi Trường.

Lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp, loạn phân lô bán nền, mua bán trái phép đất rừng, nhiều công trình dự án đã không tuân thủ qui hoạch, nhiều vùng biển đã bị bao chiếm trở thành “vùng cấm” của các nhà đầu tư, ... băm nát đảo Ngọc trước khi trở thành đặc khu.

Điều đáng nói, theo văn bản chấp thuận của Ban Quản lý kinh tế Phú Quốc ngày 23/01/2018, thì hiện CEO Phú Quốc và đối tác mua khu đất CH1 này đang phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý trong việc chuyển nhượng.

Nhưng trên thực tế, đầu năm 2016, một công trình khách sạn hoành tráng đã được xây dựng trên khu đất ký hiệu CH1 (khu căn hộ nghỉ dưỡng), mà phía CEO  vừa đặt bút ký chuyển nhượng cho đối tác.

Chưa dừng lại ở đấy, theo quy hoạch được duyệt khu đất CH1 chỉ được phép xây dựng tối đa 9 tầng, với mật độ xây dựng 30%, nhưng hiện là một khách sạn vượt phép cao 10 tầng với gần 300 phòng, đã đi vào hoạt động kinh doanh từ tháng 12/2016.

Khi PV Tiền Phong, đặt câu hỏi sự việc trên cho các cơ quan huyện Phú Quốc thì nhận được câu trả lời, “Chỉ nắm được vụ việc qua hồ sơ cấp phép quy hoạch cho chủ đầu tư và yêu cầu họ phải làm đúng quy hoạch thôi”.

Dư luận đang đặt câu hỏi về sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền và việc nhà đầu tư chạy theo lợi nhuận đang biến khu Bãi Trường này thành “chiến trường” mua bán, “băm nát” đảo Ngọc trước khi nó trở thành đặc khu của cả nước.



Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
24 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
5 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
7 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.