Phút cuối kịch tính của COP26

15/11/2021 08:58
Mắt ngấn lệ, ông Alok Sharma, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), gõ búa chính thức thông qua thỏa thuận của hội nghị hôm 13-11 (giờ địa phương).

Thỏa thuận này có nội dung chính là duy trì mục tiêu của Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, tức không để nhiệt độ bình quân toàn cầu vào cuối thế kỷ này tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và lần đầu tiên đề cập nhiên liệu hóa thạch trong cuộc khủng hoảng khí hậu.

Gần 200 đoàn đại biểu cấp quốc gia đã tham gia "đàm phán marathon" hơn 2 tuần tại TP Glasgow - Scotland. Không lâu trước lúc gõ búa, chính ông Sharma sửa miệng thỏa thuận theo yêu cầu của Ấn Độ, thành "loại bỏ dần dần" than đá.

Yêu cầu phút chót của Ấn Độ được Trung Quốc và nhiều nước phát triển ủng hộ trong khi nhiều nền kinh tế giàu có của Liên minh châu Âu (EU), Thụy Sĩ và các đảo quốc nhỏ có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm phản đối.

Đáp lại, Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu của Ấn Độ - ông Bhupender Yadav - nói với Reuters: "Chúng tôi cố gắng tạo ra sự đồng thuận hợp lý cho các nước đang phát triển và cũng hợp lý đối với công lý khí hậu". Theo ông Yadav, chỉ có than đá bị "loại trừ" trong khi dầu và khí thiên nhiên thì không.

Phút cuối kịch tính của COP26 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu, ông Simon Kofe, phát biểu với COP26 giữa bốn bề nước biển nhằm nhấn mạnh nguy cơ bị nhấn chìm của đảo quốc này Ảnh: REUTERS

Ngoài nhiên liệu hóa thạch, theo đài CNN, giữa các nước phát triển và đang phát triển chia rẽ sâu sắc về chuyện đóng quỹ để thích ứng với khủng hoảng khí hậu, đặc biệt là khi các nước giàu bác bỏ thẳng thừng ý tưởng lập một quỹ "bồi thường thiệt hại" mới.

Nhiều chuyên gia đồng thuận rằng chính các nước giàu đã thải ra lượng khí nhà kính lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử, là thủ phạm chính làm trái đất nóng lên và do đó phải bồi thường cho các nước đang chịu ảnh hưởng hiện nay.

Thỏa thuận tại COP26 kêu gọi các nước giàu trước năm 2025 sẽ đóng góp gấp đôi mức của năm 2019. Reuters lưu ý các nước giàu hứa đóng góp 100 tỉ USD/năm vào năm 2020 nhưng tới nay chưa thấy tiền đâu. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc ước tính đến trước năm 2030, các nước nghèo có thể cần tới 300 tỉ USD.

"Mục tiêu 1,5 độ C" cũng bị phê bình là quá khiêm tốn. Bởi lẽ, cho dù các nước thực hiện đúng cam kết cắt giảm khí thải nhà kính tại COP26 thì cũng chỉ ngăn nhiệt độ bình quân toàn cầu không tăng quá 2,4 độ C, theo nghiên cứu gần đây của tổ chức Climate Action Tracker.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
22 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
49 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
26 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
16 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.