PMI toàn châu Á sụt giảm, Việt Nam "bơi" ngược dòng

01/07/2019 15:13
Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận "ngừng bắn" về thương mại khác, áp lực đối với các lĩnh vực sản xuất của châu Á dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng cao, hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và làm gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác của châu Á.

Chỉ số PMI trên toàn khu vực châu Á hầu như đều cho thấy sự ảm đạm trong tháng 6, báo hiệu sự xấu đi trong triển vọng tăng trưởng của khu vực này khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục sôi sục.

Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử - lĩnh vực quan trọng đối với phần lớn các quốc gia châu Á, tiếp tục gây mối lo ngại về các chỉ số quản lý mua hàng.  Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm gia tăng sự bất ổn mặc dù cả hai nước gần đây đã đồng ý nối lại đàm phán.

PMI tháng 6 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan đã giảm xuống dưới 50, báo hiệu sự suy giảm sâu hơn trong sản lượng. Chỉ số của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong bốn tháng là 47,5, trong khi chỉ số này của Đài Loan là 45,5 - yếu nhất kể từ tháng 11 năm 2011, theo dữ liệu của IHS Markit. Cả kết quả PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc và kết quả theo báo cáo Caixin đều cho thấy sản lượng giảm trong tháng 6.

Gần đây, mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ, với cam kết của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trong việc trì hoãn các mức thuế. Nhưng điều đó không đủ để thuyết phục các nhà kinh tế rằng dữ liệu sẽ có sự cải thiện trong năm nay. 

Ông Raymond Raymond Yeung - nhà kinh tế trưởng của Australia & New Zealand Bank Group Ltd. tại Trung Quốc cho biết: "Hoa Kỳ đã một lần nữa giữ nguyên mức thuế mới để đổi lấy việc mua sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cũng không dám chắc liệu rằng họ có thực sự được lợi với các biện pháp thương mại của mình".

Các nhà kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng của họ trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm. World Bank tháng trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,6% so với dự báo hồi tháng 1 là 2,9%, các giao dịch kinh tế chậm lại đến mức thấp nhất kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính và đầu tư suy yếu nổ ra.

Chang Shu, nhà kinh tế trưởng của Bloomberg ở khu vực châu Á đánh giá: những áp lực đối với các lĩnh vực sản xuất của châu Á dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng cao. Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận "ngừng bắn" về thương mại khác, mức thuế 25% vẫn sẽ áp dụng cho một nửa danh mục hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ - hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và làm gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác của châu Á.

Việt Nam và Philippines là hai nước hiếm hoi của khu vực châu Á có PMI trong tháng 6 nhờ sự chuyển hướng của các chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á. Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng hiếm có trong xuất khẩu, với các lô hàng tăng 7,3% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018, số liệu gần đây cho thấy.

"Hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á còn lại đã chứng kiến ​​xuất khẩu sụt giảm. Lĩnh vực sản xuất nói chung sẽ vẫn rất yếu trong năm nay và là lực cản đối với hầu hết các nền kinh tế.", Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á tại Oxford Economy, cho biết trên truyền hình Bloomberg.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.