Project Syndicate: 5 nguyên tắc sống còn để các quốc gia vượt qua đại dịch và khủng hoảng kinh tế

29/03/2020 19:00
Là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, đại dịch Covid-19 đòi hỏi phải có một phản ứng toàn cầu, phối hợp giữa các quốc gia, vừa để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh vừa bảo vệ nền kinh tế. Thách thức của "thảm họa kép" này có thể là chưa từng có, nhưng các chính phủ có thể và nên nắm lấy một số nguyên tắc nhất định.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe ở mức mà ít ai có thể lường trước được. Điều quan trọng là giờ đây mọi người phải đối đầu - cùng nhau. Nếu tất cả các quốc gia không tăng cường phối hợp và hợp tác toàn cầu, sự ổn định xã hội của toàn thế giới có thể bị đe dọa.

Về mặt kinh tế, nhiều nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách dường như đang cho rằng chính sách kích cầu hiệu quả là đủ để giảm thiểu suy thoái. Trên thực tế, vấn đề phức tạp hơn nhiều, và nó sẽ không thể được giải quyết chỉ bằng các biện pháp kích thích thông thường. 

Bởi lẽ, việc giảm tương tác xã hội là rất quan trọng để giảm thiểu sự lây lan của virus. Hầu hết mọi người không thể đi làm (trừ khi họ ở trong các ngành công nghiệp thiết yếu). Khi mọi người không làm việc, họ sẽ có ít (hoặc không có) thu nhập để chi tiêu.

Nhưng cho dù đó là tình huống nghiêm trọng chưa từng thấy, không có nghĩa là chúng ta thiếu các nguyên tắc để hướng dẫn hành động. Để ngăn chặn đại dịch và giải cứu các nền kinh tế của thế giới, chúng ta phải tuân thủ 5 nguyên tắc đặc biệt.

Project Syndicate: 5 nguyên tắc sống còn để các quốc gia vượt qua đại dịch và khủng hoảng kinh tế - Ảnh 1.

Đầu tiên, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người là và phải là ưu tiên số một. Để bảo vệ nó, chúng ta buộc phải giảm sự lưu thông con người và hàng hóa trong xã hội.

Như chúng ta đã thấy, điều này chắc chắn sẽ làm giảm hoạt động kinh tế. Nhưng chúng ta càng sớm thực hiện đầy đủ các biện pháp, chúng ta sẽ càng sớm có khả năng khôi phục nền kinh tế. Không thể làm gì hơn cho kinh tế chừng nào Covid-19 còn chưa bị đánh bại. 

Trong khi đó, chúng ta cũng phải mạnh dạn suy nghĩ về cách đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mặt nạ phòng độc, máy thông gió, oxy và thậm chí cả khẩu trang cũng đang bị thiếu hụt trầm trọng ở quá nhiều nơi. Chúng ta phải hành động dứt khoát để giảm bớt những thiếu hụt này, nếu không, chúng sẽ dẫn đến những mất mát lớn hơn về cuộc sống và ổn định xã hội.

Project Syndicate: 5 nguyên tắc sống còn để các quốc gia vượt qua đại dịch và khủng hoảng kinh tế - Ảnh 2.

Nguyên tắc thứ hai là bên cạnh bảo vệ những người đang (hoặc có nguy cơ) bị mắc bệnh, cần bảo vệ cả những người đang rơi vào tình trạng đóng băng kinh tế. Dữ liệu hàng tháng được công bố gần đây cho Hoa Kỳ cho thấy số người nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp đã tăng vọt trong 2 tuần qua. Ở nhiều quốc gia, phần lớn dân số làm việc trong khu vực phi chính thức và do đó không được bảo hiểm thất nghiệp. Với những người này, nhu cầu bảo vệ thậm chí còn lớn hơn.

Đáp ứng nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất đòi hỏi một chiến lược 3 chiều. Đầu tiên, chính phủ phải cung cấp khoản tiền mặt đủ lớn để duy trì thu nhập sống cho tất cả các hộ gia đình đang gặp khó khăn. Thứ hai, họ phải gia hạn bảo hiểm thất nghiệp để những người lao động bị sa thải không rơi vào tình trạng tuyệt vọng trước khi đại dịch kết thúc. Và thứ ba, họ phải bảo vệ việc làm hiện tại bằng cách trợ cấp cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng. Điều đó sẽ vẫn có giá trị cho nền kinh tế khi khủng hoảng kết thúc. 

Nguyên tắc thứ ba là bảo toàn vốn con người trong các doanh nghiệp. Điều này không giống như bảo vệ lợi nhuận hoặc cổ đông. Cuộc khủng hoảng đòi hỏi các chính sách đặc biệt hướng tới việc bảo tồn năng lực sản xuất và bí quyết vận hành trong các công ty, cả công ty nhỏ và công ty lớn. 

Project Syndicate: 5 nguyên tắc sống còn để các quốc gia vượt qua đại dịch và khủng hoảng kinh tế - Ảnh 3.

Thứ tư, các kết quả của nghiên cứu được thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19 nên được chia sẻ toàn cầu. Những liệu pháp này phải được cung cấp trên toàn cầu với giá cả phải chăng. Giữ kiến ​​thức có giá trị cho riêng mình, trong khi vô số sinh mạng bị đe dọa là một tội ác không thể tha thứ. Và thật ra cũng là một hành động phản tác dụng, vì tất cả chúng ta được kết nối thông qua nền kinh tế toàn cầu. Nếu còn virus ở bất kỳ quốc gia nào thì dịch vẫn còn khả năng bùng trở lại.

Nguyên tắc cuối cùng là suy nghĩ táo bạo. Để cung cấp thanh khoản ở cấp độ toàn cầu, chúng ta phải sử dụng toàn bộ bộ công cụ chính sách kinh tế - và thử nghiệm các công cụ mới. Ví dụ, các giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương giữa các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế tiên tiến phải được mở rộng. Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ quốc tế cần được mở rộng để đáp ứng thách thức trong tay - như đề xuất của Giám đốc điều hành của IMF, bà Kristalina Georgieva, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa diễn ra trong tuần này.

Project Syndicate: 5 nguyên tắc sống còn để các quốc gia vượt qua đại dịch và khủng hoảng kinh tế - Ảnh 5.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
3 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
26 phút trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
1 phút trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
34 phút trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
5 phút trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
23 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.