Project Syndicate: Chi phí thương mại tăng vọt nhưng thuế quan chỉ chiếm 1/14?

26/06/2021 11:57
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (GEP) công bố vào tháng 6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra 3 cảnh báo đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMEDs).

Tốc độ tiếp cận vaccine

Nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau đại dịch. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế của những quốc gia phát triển được dự báo thậm chí sẽ còn cao hơn tốc độ tăng trưởng giai đoạn tiền Covid-19. Trong khi các nền kinh tế phát triển đã đẩy nhanh tiến độ hoặc hoàn thành chương trình tiêm chủng Covid-19, thì tiến độ tiêm chủng của các quốc gia đang phát triển lại gặp nhiều thách thức hơn.

WB dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ ở mức 7,7% vào năm 2021, trong khi đó khu vực Nam Á chỉ ở mức 6,8%. Trong số những quốc gia thuộc khu vực này, sản lượng sản xuất ở Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh hiện đã vượt qua mức sản lượng sản xuất trước khi đại dịch xuất hiện. Đặc biệt, kinh tế của Việt Nam và Bangladesh có xuất phát điểm thấp hơn Trung Quốc, nay đã bắt đầu có cơ hội và vị thế thuận lợi để duy trì mức tăng trưởng cao.

Bên cạnh đó, Indonesia cũng được xem là nền kinh tế tiềm năng. Song, kinh nghiệm đối phó đại dịch của quốc gia này cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù có nhiều thăng trầm, Indonesia đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm chủng rộng khắp, với 4,6% dân số hiện được tiêm chủng đầy đủ. Con số này hiện đang vượt qua nhiều nước châu Á khác như Sri Lanka (3,9%), Ấn Độ (3,8%), Thái Lan (3%). WB dự kiến tốc độ ​​tăng trưởng của Indonesia sẽ từ 4,4% trong năm nay lên 5% vào năm 2022.

Ngược lại, sự tăng trưởng trong trung hạn ở phần lớn các nước đang phát triển khác được dự báo sẽ tương đối ảm đạm. Theo nhận định của WB, sự chênh lệch lớn trên về khả năng tiếp cận vaccine trên thế giới sẽ khiến các quốc gia nghèo hơn có khả năng phải đối mặt với nhiều làn sóng dịch bệnh hơn trong tương lai. Những quốc gia này có thể sẽ phải tiếp tục phong tỏa nền kinh tế khi gặp các đợt bùng phát mới.

Trong khi ở một số nền kinh tế, những người siêu giàu còn trở nên khá giả hơn so với trước khi xảy ra đại dịch. WB ước tính, Covid-19 sẽ khiến số lượng người nghèo tăng lên 143-163 triệu vào năm 2021, với hơn một nửa tập trung ở khu vực Nam Á, chủ yếu là Ấn Độ.

Lạm phát

Khi những dấu hiệu tăng giá đầu tiên xuất hiện, chính phủ các nước sẽ đưa ra các chính sách thận trọng và ủng hộ các chính sách thắt chặt. Nhưng tình hình hiện nay được WB nhận xét là vô cùng đáng lo ngại.

Thông thường, trong thời kỳ suy thoái sẽ xuất hiện tình trạng giảm phát. Tuy nhiên, trong số 5 cuộc suy thoái toàn cầu trong vòng 50 năm qua, mức giảm phát trong thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19 lần này lại không có xu hướng xuất hiện. Ngược lại, mức lạm phát kể từ tháng 5 năm nay đã tăng nhanh hơn so với các cuộc suy thoái trước đó.

Nếu lạm phát ở các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp diễn, các Ngân hàng Trung ương có thể buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều đó có thể dẫn đến dòng vốn đầu tư vào các quốc gia phát triển cao hơn và giá trị đồng tiền của các các quốc gia EMDEs sẽ giảm xuống. Đây là những rủi ro lớn, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm người nghèo thế giới.

Thương mại

Báo cáo chỉ ra rằng chi phí thương mại cao là một trở ngại lớn đối ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các quốc gia EMDE. Thuế quan chỉ chiếm 1/14 tổng chi phí thương mại, còn lại là hậu cần, vận tải... Kết quả là, hàng hóa được bán cho quốc gia khác có giá trung bình cao gấp đôi so với giá bán trong nước.

Do đó, các quốc gia EMDEs có thể gia tăng các khoản tiết kiệm và thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu của quốc gia. Báo cáo gợi ý, mặc dù nhiều chi phí của đại dịch là không thể tránh khỏi, nhưng những cải cách nhắm vào chi phí thương mại này có thể cung cấp cho các nước nghèo những giải pháp tối thiểu để chống lại các điều kiện khó khăn hiện tại.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
52 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
56 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
21 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
13 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.