Project Syndicate: Suy thoái Covid-19 không hoàn toàn vì giảm cầu như Đại khủng hoảng 1930, các chính phủ "hãy cho cần câu, đừng cho con cá"!

09/04/2020 14:14
Các chính phủ trên khắp thế giới đang theo đuổi các chính sách tài chính và tiền tệ cực kỳ lớn, nhưng những chính sách như vậy sẽ thích hợp cho một cuộc suy thoái kiểu cũ hơn là cuộc khủng hoảng Covid-19 này.

Chúng ta hiện đang phải đối mặt với sự đánh đổi giữa cách ly xã hội và thiệt hại kinh tế. Những người thiệt hại là nhiều hoạt động kinh tế liên quan đến tương tác vật lý giữa người với người, bao gồm thương mại bán lẻ, nhà hàng, du lịch, giải trí trực tiếp và hầu hết các hình thức công việc văn phòng. Khi cách ly xã hội được thực thi, các hoạt động này đều đình trệ.

Tồi tệ hơn, Covid-19 tấn công nền kinh tế khi toàn cầu hóa đã bao trùm lên hầu hết các ngành nghề trên thế giới. Hầu hết các hàng hóa ngày nay là sản phẩm của chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi các tương tác hoạt động sản xuất trực tiếp ở một địa điểm được kết nối với các thoạt động sản xuất trực tiếp ở nơi khác. Hoạt động sản xuất trực tiếp ở một nơi đình trệ sẽ dẫn tới suy giảm kinh tế ở nhiều nơi khác.

Thúc đẩy chi tiêu chính phủ cao hơn, giảm, giãn thuế và hạ lãi suất có thể khiến mọi người cầm cự được trong thời gian ngắn. Nhưng điều đó sẽ không có tác động kích thích hoạt động sản xuất khi mọi người không thể làm việc. Đồng thời, các chính sách kể trên cũng sẽ không làm tăng chi tiêu của những người tiêu dùng mới thất nghiệp khi hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa và dịch vụ giao hàng thì lại thiếu nguồn lực thể đáp ứng nhu cầu bùng nổ.

Vấn đề không phải là sự sụt giảm toàn diện trong tổng cầu, như trường hợp trong cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Thay vào đó, sự sụt giảm đáng kể trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đi kèm với sự gia tăng mạnh mẽ không kém trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trực tuyến.

Đó là lý do tại sao Amazon và Netflix đang bùng nổ, nhưng các khách sạn và nhà hàng thì lại khốn đốn. Trên thực tế, đại dịch đã gây ra sự mất cân đối kinh tế nặng nề: Nhiều lĩnh vực phụ thuộc vào quy trình sản xuất và phân phối hiện tại đang dư thừa công nhân trầm trọng, trong khi những ngành khác không thể thuê đủ nhân lực.

Project Syndicate: Suy thoái Covid-19 không hoàn toàn vì giảm cầu như Đại khủng hoảng 1930, các chính phủ hãy cho cần câu, đừng cho con cá! - Ảnh 1.

Nhiều chính phủ đã công bố các biện pháp tài khóa để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch, như trả thêm tiền công cho những người lao động bị mất việc, giảm giờ làm (như ở Anh). Canada, Đan Mạch, Pháp và các nước khác đang thay doanh nghiệp trả phần lớn tiền lương của công ty để các công ty vẫn còn sống sót.

Nhưng những sáng kiến ​​như vậy sẽ chỉ duy trì thu nhập từ các công việc đã biến mất, chứ không tạo thêm thu nhập từ các công việc vẫn còn chỗ trống. Mặc dù các chính sách như hiện tại phù hợp để chống lại suy thoái kinh tế và bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về tổng cầu, nhưng chúng sẽ không giúp giải quyết sự mất cân bằng kinh tế.

Project Syndicate: Suy thoái Covid-19 không hoàn toàn vì giảm cầu như Đại khủng hoảng 1930, các chính phủ hãy cho cần câu, đừng cho con cá! - Ảnh 2.

Thật vậy, sẽ là vô trách nhiệm khi các chính phủ xây dựng chính sách với giả định rằng đại dịch hiện tại chỉ là sự cố tạm thời, xảy ra một lần. Các nhà hoạch định chính sách không nên nghĩ rằng như vậy là đủ để cung cấp cho chủ lao động và nhân viên một số tiền để sống qua ngày, trước khi kinh tế trở lại bình thường.

Không ai biết đại dịch sẽ kéo dài bao lâu. Nếu nó kéo dài hơn, thì mất cân đối trong nền kinh tế sẽ khiến các chính phủ ở khắp mọi nơi phải lập kế hoạch cho một sự thay đổi mang tính cấu trúc và dài hạn. Hỗ trợ thu nhập cho người mất việc sẽ không còn là một lựa chọn, vì vậy giúp mọi người tìm việc làm mới mới là thành tố quan trọng.

Nếu đại dịch có thể được kiểm soát trong thời gian tới, thì các chính phủ phải đảm bảo rằng họ luôn sẵn sàng cho tình huống dịch bùng phát trở lại. Điều đó có nghĩa là tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những cú sốc, bằng cách đảm bảo rằng mọi người có kỹ năng cho các công việc mới.

Vì vậy, bất kể đại dịch kéo dài bao lâu, tổ chức các hoạt động kinh tế cần phải thay đổi căn bản. 

Để hiểu được sâu xa vấn đề và xác định giải pháp chính sách, chúng ta cần đưa ra các loại hoạt động kinh tế mới. Cụ thể, chúng ta cần phân chia sản xuất và tiêu dùng thành các hoạt động tương tác vật lý (PI) và phi vật lý (PD).

Đại dịch đang tái cấu trúc mạnh mẽ chuỗi cung ứng toàn cầu và hành vi tiêu dùng, gây bất lợi cho các hoạt động PI và có lợi cho các hoạt động PD. Do đó, công việc chính của các chính phủ không phải là bù đắp cho sự thiếu hụt trong tổng cầu, mà là tài trợ cho những điều chỉnh cần thiết để vượt qua sự mất cân bằng kinh tế.

Để thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ PI sang PD, chính phủ nên cung cấp các khoản trợ cấp tuyển dụng. Đây là những ưu đãi vượt trội hơn nhiều so với giảm thuế biên chế.

Sự khủng hoảng không phải là nhu cầu sụt giảm, mà là những thay đổi đột ngột và nhanh chóng trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của. Thay vì tuyệt vọng áp dụng các giải pháp cũ cho một vấn đề mới, chính phủ ở khắp mọi nơi phải giúp các nền kinh tế điều chỉnh sự thay đổi này. "Hãy cho cần câu, đừng cho con cá"!

Project Syndicate: Suy thoái Covid-19 không hoàn toàn vì giảm cầu như Đại khủng hoảng 1930, các chính phủ hãy cho cần câu, đừng cho con cá! - Ảnh 4.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
8 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
7 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
7 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
6 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
4 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
4 giờ trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.
Đối thủ của Mitsubishi Xpander bất ngờ giảm mạnh còn 449 triệu đồng - rẻ ngang Grand i10
29 phút trước
Sau khi áp dụng ưu đãi, giá bán Hyundai Stargazer hiện đang rẻ ngang xe hạng A Grand i10.
Xuất khẩu: Cần tuyệt đối tuân thủ "luật chơi" trong thế giới bất ổn
16 giờ trước
Cùng chung khó khăn toàn cầu, nền xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực mới, đòi hỏi điều tiên quyết phải tuyệt đối tuân thủ "luật chơi".
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
16 giờ trước
Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.