PwC đối mặt phán quyết về khoản tiền bồi thường lớn kỷ lục

07/04/2018 09:12
Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) có thể sẽ thu một khoản bồi thường thiệt hại lớn nhất từ công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - PricewaterhouseCoopers (PwC) - theo phán quyết của thẩm phán liên bang.

306 triệu USD từ phía PwC sẽ là khoản tiền bồi thường cuối cùng cho vụ việc sai sót trong quá trình kiểm toán.

FDIC, cơ quan quản lý tài sản của Colonial Bank bị đóng cửa vào năm 2009, đã yêu cầu thẩm phán Barbara Rothstein đưa ra mức phạt 625 triệu USD cho khoản lỗ ròng mà họ sẽ phải trả cho người gửi tiền và các chủ nợ khác của ngân hàng từ quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang.

Theo báo cáo của Công ty phân tích kiểm toán Audit Analytics, về phía PwC, khoản bồi thường 306 triệu USD sẽ là quyết định bồi thường hoặc phán quyết bồi thẩm đoàn lớn nhất cho lỗi sai sót kế toán và đây cũng là mức sai sót kế toán lớn thứ năm trong lịch sử.

Thẩm phán Rothstein không bắt buộc phải chấp nhận một trong hai yêu cầu về ước tính thiệt hại.

Phán quyết bất lợi được Rothstein đưa ra vào năm 2017 bởi PwC đã tắc trách không phát hiện ra các hành vi gian lận dẫn đến sự sụp đổ của Colonial Bank Group năm 2009.

Một phát ngôn viên của FDIC từ chối bình luận về vụ kiện tụng đang chờ xử lý.

Trong một phát biểu từ phía PwC: "FDIC đã đưa ra những chứng cứ để thổi phồng hậu quả của thiệt hại. FDIC không đáng được bù đắp thiệt hại dựa trên những khoản vay thực mà không liên quan đến vụ gian lận."

Rothstein đưa ra lời phán quyết vào ngày 28 tháng 12, FDIC thắng kiện trong một trong ba yêu cầu bồi thường chống lại PwC sau phiên toà xét xử kéo dài vài tuần ở bang Alabama và Washington, D.C.

Quỹ tín dụng Taylor Bean & Whitaker (TWB) và Ngân hàng Colonial sụp đổ vào năm 2009, sau khi các nhà quản lý liên bang, chứ không phải kiểm toán viên, phát hiện ra một vụ lừa đảo trị giá 3 tỷ USD liên quan đến tài sản thế chấp giả mạo. Vào năm 2012, bên nhận uỷ thác tài sản của TWB đã đâm đơn kiện cả kiểm toán viên của TBW, Deloitte, và kiểm toán viên của Colonial, PwC đòi PwC bồi thường 5,5 tỷ USD thiệt hại sau khi bị phá sản vào tháng 8 năm 2009.

Vào năm 2013, chỉ vài tuần trước khi bắt đầu phiên tòa, Deloitte đồng ý thanh toán để hoà giải; các bên nhất trí không tiết lộ số tiền. Ngày 16 tháng 8 năm 2016, 3 tuần trước phiên toà với bên uỷ thác tài sản của TWB, PwC đã ngừng khởi kiện bằng cách hoà giải, và một lần nữa khoản tiền không được tiết lộ.

Còn ở lần này, số tiền PwC phải trả vì bị cáo buộc không phát hiện gian lận dẫn đến sự sụp đổ của Colonial Bank sẽ được công bố. Đó là bởi luật liên bang cấm FDIC không tham gia vào cuộc dàn xếp kín.

Vào tháng 3, Rothstein đã tổ chức một cuộc điều trần kéo dài ba ngày về thiệt hại của Colonial Bank và dự kiến sẽ đưa ra quyết định trong tháng tới về số tiền FDIC, là bên quản lý tài sản của Colonial Bank, có thể nhận được từ PwC.

Sự chênh lệch lên đến 319 triệu USD trong ước tính về thiệt hại của hai chuyên gia là kết quả của một sự khác biệt trong quan điểm giữa hai bên về việc hàng trăm triệu USD các khoản nợ "rác" đổ vào cơ sở cho vay của Colonial Bank cũng là một phần trong vụ gian lận với TBW.

Theo một bản đệ trình của tòa án do PwC đưa ra sau phiên điều trần về thiệt hại, không có vụ gian lận về khoản vay "rác", vì tất cả các nhà kho đều chịu lỗ nặng từ các khoản cho vay mà họ không thể bán hoặc chứng khoán hoá do thiếu tài liệu, sự bảo đảm và những vi phạm từ người đại diện của các công ty cho vay bất động sản trực tiếp trong cuộc khủng hoảng tài chính.

FDIC cho biết, trong hồ sơ của tòa án sau khi các khoản bồi thường thiệt hại được đưa ra mà mọi nhà cung cấp tín dụng của TBW ngoại trừ khoản "trả lại" của ngân hàng Colonial Bank đều được hoàn trả đầy đủ, các khoản nợ xấu mà họ không thể bán hoặc chứng khoán hóa. Chỉ Colonial Bank mới cho phép các khoản nợ của TBW lên đến hạn trên sổ sách và mất giá trị theo thời gian, do đó làm tăng tổn thất cuối cùng cho ngân hàng và bây giờ là của FDIC.

FDIC đưa ra bằng chứng tại buổi điều trần rằng hai giám đốc điều hành của Colonial đã quyết định giữ lại các khoản vay trên số sách, chính là những người sau đó đã nhận tội vì tham gia vào vụ gian lận. Nếu họ đã gửi lại TWB các khoản nợ xấu thì vụ việc này lẽ ra kết thúc sớm hơn. FDIC cáo buộc PwC đã không tìm ra chi tiết này, cùng với việc bỏ qua các chi tiết khác của vụ gian lận rằng các công ty kế toán không đồng ý việc FDIC nên được bồi thường .

Hôm 4 tháng 4, FDIC cũng giải quyết khiếu nại của mình về hành vi thiếu chuyên nghiệp và vi phạm hợp đồng với Crowe Horwath LLP, một công ty kế toán công cộng khác, là chuyên gia tư vấn kiểm toán nội bộ của Colonial Bank. Số tiền hoà giả đó cũng sẽ được công khai và có thể ảnh hưởng đến số tiền mà PwC sẽ phải trả để FDIC bù vào khoản thua lỗ.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
18 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
18 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
18 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
19 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
20 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
22 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
23 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.