PwC: Khi thế giới dần nới lỏng cách ly và mở cửa lại kinh tế, thích nghi với "bình thường mới" là một trong các chiến lược quan trọng hậu khủng hoảng Covid-19

04/05/2020 10:11
Cân nhắc về thời điểm và giải pháp cho doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại, 64% Giám đốc tài chính dự kiến sẽ thay đổi các yêu cầu và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn nơi làm việc. Với mục tiêu tập trung bảo vệ sức khỏe nhân viên, 55% dự định sẽ tái tổ chức vị trí làm việc để đảm bảo khoảng cách an toàn, 44% dự kiến thay đổi và/hoặc sắp xếp ca làm việc luân phiên để hạn chế tiếp xúc.

Báo cáo thứ 3 từ "Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19" của PwC cho thấy trong khi hầu hết các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như duy trì hoạt động, các Giám đốc tài chính (CFO) toàn cầu cũng đang cân nhắc những chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với "bình thường mới".

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới bắt đầu nới lỏng cách ly và mở cửa lại nền kinh tế, 49% Giám đốc tài chính được khảo sát tin rằng nếu dịch COVID-19 kết thúc ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp của họ có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng ba tháng. Bên cạnh đó, các CFO cũng lên kế hoạch về các biện pháp khác nhau để đảm bảo an toàn nơi làm việc và phát triển chuỗi cung ứng vững chắc hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng COVID-19.

"Các lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra họ không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sự an toàn và ổn định cuộc sống của nhân viên, mà còn có vai trò quan trọng đối với cộng đồng", ông Tim Ryan, Chủ tịch và Tổng giám đốc PwC Hoa Kỳ, chia sẻ.

"Khi chúng ta tiếp tục tìm giải pháp vượt qua khủng hoảng, mặc dù các doanh nghiệp phải đối mặt với những quyết định khó khăn cũng như những tổn thất tiềm tàng về lợi nhuận, tôi rất cảm kích khi thấy các lãnh đạo doanh nghiệp đang làm tất cả những gì có thể để đặt nhân viên của họ lên ưu tiên hàng đầu, từ đó, hỗ trợ cộng đồng và góp phần vào sự hồi phục của nền kinh tế địa phương", vị này nói thêm.

Cân nhắc về thời điểm và giải pháp cho doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại, 64% Giám đốc tài chính dự kiến sẽ thay đổi các yêu cầu và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn nơi làm việc. Với mục tiêu tập trung bảo vệ sức khỏe nhân viên, 55% dự định sẽ tái tổ chức vị trí làm việc để đảm bảo khoảng cách an toàn, 44% dự kiến thay đổi và/hoặc sắp xếp ca làm việc luân phiên để hạn chế tiếp xúc.

"Khi bắt đầu áp dụng các chính sách để đưa nhân viên trở lại nơi làm việc cũng như làm việc trực tiếp với đối tác, khách hàng, các doanh nghiệp cũng nhận ra môi trường làm việc và trải nghiệm với khách hàng giờ đây sẽ thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19", bà Amity Millhiser, Giám đốc Phụ trách khách hàng của PwC, nhận định. "Nhiều doanh nghiệp đang tìm đến các công nghệ mới và giải pháp kỹ thuật số để thích nghi và duy trì giãn cách xã hội, đó có thể trở thành điều "bình thường mới" trong tương lai gần".

Đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả cao cũng là mối quan tâm của nhiều CFO với hơn một nửa các đại diện cho biết họ sẽ ưu tiên phát triển các lựa chọn về nguồn cung ứng thay thế (52%) và tìm hiểu kỹ hơn về sức khỏe tài chính cũng như vận hành của các nhà cung ứng (50%). Các doanh nghiệp đã tự động hóa hầu hết các quy trình và lựa chọn cho chuỗi cung ứng - cả nội bộ lẫn bên ngoài, sẽ có lợi thế hơn trong việc phát triển nguồn cung ứng thay thế hoặc tăng cường tầm nhìn chuỗi cung ứng (chia sẻ dữ liệu) với các bên.

Các kết quả khác từ báo cáo:

+ 80% lãnh đạo tham gia khảo sát cho rằng dưới tác động của dịch COVID-19, doanh thu và/hoặc lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sụt giảm trong năm nay;

+ 69% cho biết nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu là mối lo ngại hàng đầu;

+ 67% quan ngại về các tác động tài chính tới doanh nghiệp;

+ 52% cân nhắc phát triển các lựa chọn về nguồn cung ứng thay thế hoặc gia tăng cho chuỗi cung ứng của họ;

+ 40% CFO cho biết chiến lược M&A của doanh nghiệp không có sự thay đổi (tăng 10% so với kết quả khảo sát 2 tuần trước đó) trong khi đó có 11% quan tâm hơn tới thị trường thương vụ.

PwC: Khi thế giới dần nới lỏng cách ly và mở cửa lại kinh tế, thích nghi với bình thường mới là một trong các chiến lược quan trọng hậu khủng hoảng Covid-19 - Ảnh 2.

Tin mới

Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
7 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Yamaha ra mắt mẫu xe 150cc có thể đi hơn 700km khi đổ đầy bình xăng mà giá chưa tới 45 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu xe này chỉ tiêu thụ 1,8 lít xăng cho 100km, đồng thời có thể di chuyển một quãng đường lên đến 722km chỉ với một lần đổ đầy nhiên liệu.
Giá vàng tăng cao, khó mua trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
2 giờ trước
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
14 giờ trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
15 giờ trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.