Quá nhiều loại quỹ thu tiền dân, lỏng lẻo quản lý, lãng phí chi tiêu

04/11/2019 07:35
Quỹ tài chính ngoài ngân sách được thành lập quá nhiều, do rất nhiều cơ quan, đơn vị ban hành, ở rất nhiều cấp khác nhau.

Như VietNamNet đưa tin, Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018.

Trung bình địa phương có khoảng 10-15 quỹ

Báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy ở Việt Nam có trên 40 quỹ/loại quỹ tài chính ngoài ngân sách được thành lập. Đó là Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ bảo trì đường bộ; Quỹ phát triển khoa học công nghệ,...

Ngoài ra, còn nhiều quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập ở các địa phương như Quỹ Khuyến công, Quỹ Hội chữ thập đỏ; Quỹ Bảo vệ người khuyết tật và trẻ em mồ côi; Quỹ mái ấm công đoàn; Quỹ vì nữ cán bộ, công nhân, viên chức lao động nghèo; Quỹ chăm sóc người cao tuổi, Quỹ ủng hộ Trường Sa,...

Quá nhiều loại quỹ thu tiền dân, lỏng lẻo quản lý, lãng phí chi tiêu - Ảnh 1.
Hoạt động của Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chưa đánh giá được hiệu quả, dư nguồn lớn gây lãng phí nguồn lực xã hội

Theo đoàn giám sát, hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quy định tại Luật Ngân sách nhà nước 2015 nhằm điều chỉnh các nguyên tắc chung về quỹ tài chính ngoài ngân sách, bao gồm các lĩnh vực được thành lập quỹ, thẩm quyền thành lập quỹ, nguồn thu nhiệm vụ chi của quỹ, mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán, công khai, thanh kiểm tra,...

Điều này dẫn đến tình trạng quỹ tài chính ngoài ngân sách được thành lập quá nhiều, do rất nhiều cơ quan, đơn vị ban hành, ở rất nhiều cấp khác nhau.

Theo đoàn giám sát, việc có quá nhiều Quỹ tại địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế.

Qua giám sát cho thấy, tuy các địa phương báo cáo chưa đầy đủ số số lượng quỹ, nhưng trung bình mỗi địa phương có khoảng 10-15 quỹ. Việc thành lập quá nhiều Quỹ theo quy định của các luật chuyên ngành, các Nghị định của Chính phủ và của địa phương “làm phân tán nguồn lực, tăng chi phí quản lý và phát sinh thêm tổ chức, bộ máy, biên chế” - đoàn giám sát nhận định.

Theo báo cáo của Chính phủ, kế hoạch năm 2019, tổng số thu của các quỹ là trên 500 nghìn tỷ đồng, trong đó dự kiến ngân sách nhà nước cấp và hỗ trợ là 100 nghìn tỷ đồng, chủ yếu cho các quỹ: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo trì đường bộ trung ương.

Tổng hợp báo cáo của 41 địa phương cho thấy, tổng số dư các quỹ ngoài ngân sách của địa phương từ 2013 đến 2018 tăng qua các năm: năm 2013 là 8.074 tỷ đồng thì đến 2017 là 17.198 tỷ đồng, năm 2018 là 18.268 tỷ đồng.

Khó quản việc chi tiêu

Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện cơ chế chi tiêu ngân sách phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của hệ thống Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, đối với các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước không chịu sự điều chỉnh bởi quy định này và các quỹ phải tự kiểm soát chi tiêu. Trong trường hợp mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, pháp luật quy định Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ.

“Vì vậy, việc không có cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến nhiều khả năng vi phạm quy định về chế độ chi tiêu, sử dụng kinh phí sai mục đích”, đoàn giám sát cho hay.

Quá nhiều loại quỹ thu tiền dân, lỏng lẻo quản lý, lãng phí chi tiêu - Ảnh 2.
Đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc Quỹ bình ổn xăng dầu

Một số quỹ có nguồn thu từ đóng góp bắt buộc của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định. Các khoản này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên thu nhập của người lao động.

Đoàn giám sát cho rằng đây có thể được coi là “một khoản thuế doanh thu đánh trên các sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc giá trị tài sản mà người sử dụng” mà người mua phải trả thêm. Ví dụ, 2% đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thuốc lá cho Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá; tỷ lệ tính trên tài sản doanh nghiệp và ngày công lao động đối với Quỹ phòng chống thiên tai.

Qua giám sát cho thấy, một số quỹ có các nội dung chi thực hiện nhiệm vụ không hợp lý, quá chú trọng vào các mục chi cho hoạt động truyền thông, báo chí, quảng cáo, trong khi nhiệm vụ này là của các cơ quan chuyên ngành của Chính phủ.

Các cuộc kiển toán chuyên đề về nội dung các quỹ còn chưa thực sự được đề cao. Trong giai đoạn được giám sát, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý hơn 1.700 tỷ đồng, trong đó tăng thu, giảm chi NSNN 622 tỷ đồng; tăng thu, giảm chi các quỹ 426 tỷ; xử lý tài chính khác hơn 700 tỷ đồng.


Ngoài ra, nhiều quỹ có nguồn thu để bổ sung chi phí hoạt động chủ yếu từ lãi tiền gửi vào các ngân hàng thương mại. Đó là các Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ tích lũy trả nợ, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...Một số quỹ có các nội dung chi không đúng với bản chất quỹ như Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Một số quỹ có hoạt động cho vay có mức lãi suất ưu đãi còn khá thấp so với thị trường, dẫn đến khó khăn trong việc tạo nguồn hoạt động của quỹ. Các đối tượng có điều kiện vẫn được vay ưu đãi, hoặc đối tượng vay ưu đãi để gửi ngân hàng, không đưa vào sản xuất, kinh doanh theo mục tiêu của quỹ, như Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Bên cạnh đó, quy định của pháp luật là các quỹ có chức năng hỗ trợ, cho vay là phải bảo toàn và phát triển vốn. Điều này dẫn đến việc một số quỹ hoạt động thiếu hiệu quả, cho vay hạn chế hoặc không cho vay như Quỹ phát triển hợp tác xã, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia,...

Trong khi ngân sách bố trí cho đầu tư phát triển kinh tế còn khó khăn, nguồn lực đầu tư chủ yếu là vốn vay, một số quỹ thiếu nguồn để hoạt động thì có quỹ lại dư nguồn rất lớn, “là sự lãng phí nguồn lực tài chính rất lớn”.

“Một số trường hợp, quỹ sử dụng nguồn dư để gửi ngân hàng thương mại hoặc Chính phủ thu một phần về ngân sách nhà nước là chưa đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật”, đoàn giám sát lưu ý.

Cân nhắc thận trọng thành lập quỹ mới Để bảo đảm khung pháp lý trong việc thống nhất quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trong đó, quy định rõ thẩm quyền thành lập quỹ, nguồn thu, nhiệm vụ chi, cơ cấu hoạt động, cơ chế tài chính,... Đồng thời, xem xét bãi bỏ một số quỹ hoạt động không hiệu quả hoặc không triển khai được trong thực tiễn quy định tại các luật. Khi ban hành các luật chuyên ngành, cần xem xét, cân nhắc một cách thận trọng việc thành lập mới các quỹ tài chính ngoài ngân sách; việc thành lập mới phải phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tránh thành lập quá nhiều quỹ.


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
9 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
10 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
11 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.