Quá trình sản xuất một chiếc bồn tắm nóng và lời lý giải nguyên nhân chuỗi cung ứng vẫn ở trạng thái 'rối ren'

28/08/2021 10:30
Theo Wall Street Journal, chuỗi cung ứng toàn cầu là một "vở ba lê" phức tạp của tàu container, máy bay, ô tô tải và xe lửa. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đẩy chuỗi cung ứng đứng trước bờ vực đầy rủi ro. Ví dụ về một chiếc bồn tắm nước nóng dưới đây sẽ cho thấy món đồ mà bạn đặt có thể sẽ không thể "đến tay".

Hãng sản xuất bồn tắm nóng Bullfrog Spas nhận thấy nhu cầu tăng vọt khi người tiêu dùng cải tạo nhà ở trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của công ty này lại kéo dài hàng nghìn dặm trên khắp các châu lục và đại dương. Thông thường, nhà máy Herriman ở Utah của họ nhận giao hàng 40.000 Gallon hóa chất, 400 tấm nhựa và 60.000 linh kiện bổ sung.

CEO Jerry Pasley cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến một kịch bản rất tốt về phía nhu cầu, nhưng lại là kịch bản u tối từ phía chuỗi cung ứng."

Quá trình sản xuất một chiếc bồn tắm nóng và lời lý giải nguyên nhân chuỗi cung ứng vẫn ở trạng thái rối ren - Ảnh 1.

Một chiếc bồn tắm nóng hoàn chỉnh của Bullfrog.

Trong khi đó, sự lây lan của biến chủng Delta lại làm tăng lên những bất ổn. Tình trạng tắc nghẽn nguồn cung, đặc biệt là tại các cảng, khiến nhiều loại hàng hóa vẫn chưa được vận chuyển.

Bồn tắm M9 spa của Bullfrog là một ví dụ điển hình, đây là một trong những sản phẩm được lắp ráp tỉ mỉ nhất của hãng. Trường hợp của sản phẩm này cho thấy công ty đã gặp khó khăn như thế nào trong việc vận chuyển hàng hoá.

Tại Utah, 500 công nhân của công ty lắp ráp khoảng 1.850 bộ phận để tạo mẫu bồn tắm này. Quá trình có thể mất đến 6 tháng trước khi khách hàng nhận được sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, thời gian lắp ráp đã tăng lên khoảng vài tuần trước khi đại dịch xảy ra.

Ước tính, một sản phẩm hoàn thiện bao gồm các bộ phận đến từ 7 quốc gia và 14 tiểu bang, di chuyển khoảng 887.776 dặm. Các bộ phận được chuyển đến nhà máy cách 80 dặm từ Herriman và cả châu Á, một số phải di chuyển qua kênh đào Panama.

Lớp vỏ ngoài cùng của chiếc bồn tắm nóng là một tấm acrylic phẳng đến từ Kentucky, được lắp đặt cùng một lớp nhựa khác đến từ Nevada sau khi uốn thành hình tại nhà máy ở Utah. Trong khi đó, urethan - loại hóa chất công nghiệp được sử dụng để tăng độ cứng cho bộ phận này, đến từ Georgia.

Hồi tháng 2, cơn bão mùa đông xảy ra ở Texas cùng các khu vực lân cận đã khiến ngành hóa chất của Mỹ tạm dừng hoạt động, cắt đứt nguồn cung cấp nguyên liệu thô được sử dụng tại Georgia để sản xuất urethane. Các nhân viên của Bullfrog đã mất nhiều ngày để liên hệ với nhà cung cấp và tìm xe tải nhằm vận chuyển số hàng tồn kho còn lại.

Do không có nguồn cung cấp nguyên liệu đầy đủ, Bullfrog phải cắt giảm sản lượng xuống 75% vào tháng 3 và 2 tháng sau mới trở lại hoạt động hết công suất.

Hệ thống khung giữ lớp bên ngoài của bồn tắm được tạo ra bằng một loại nhựa tại Nampa (Idaho), trong quá trình sản xuất cần đến áp suất và nhiệt. Trong thời kỳ đại dịch, công suất vận chuyển đã sụt giảm do nhiều công ty vận tải đường bộ đóng cửa vĩnh viễn, khiến hoạt động sản xuất cũng sụt giảm khi hoạt động vận chuyển hồi phục vào cuối năm ngoái.

Trước đây, công ty mua nhiều động cơ điện từ Italy, nhưng dần chuyển sang Trung Quốc khi thực hiện đơn đặt hàng dài hạn và do yêu cầu của các nhà cung cấp. Sau đó, các động cơ này được lắp ráp thành máy bơm nước ở Tijuana (Mexico) và được chuyển đến Utah. Tuy nhiên, đại dịch đã làm gián đoạn quá trình vận chuyển bằng container và đường bộ.

Vật liệu để làm tấm khung bọc bên ngoài bồn tắm được sản xuất ở gần Thượng Hải (Trung Quốc), sau đó vận chuyển qua Thái Bình Dương bằng các tàu container và nhập khẩu qua các cảng Long Beach hoặc Oakland ở California, sau đó được đưa đến Utah.

Sự tắc nghẽn tại các cảng ở Trung Quốc đã khiến quá trình giao hàng bị chậm trễ. Tình trạng thiếu nhân viên và thiết bị ở cảng California cũng khiến quá trình dỡ hàng bị kéo dài. Gần đây, số lượng đơn đặt hàng trước kỳ nghỉ lễ tăng cao đã gây áp lực lớn cho các bên vận chuyển, không gian kho hàng cũng ngày càng đắt đỏ và khó kiếm hơn.

Đầu năm nay, một con tàu chở các mảnh lắp ghép khung bọc ngoài đã bị "tắc" ở ngoài khơi Bờ Tây để chờ đợi đến lượt dỡ hàng. Thông thường, hàng chục tàu phải đứng chờ để vào cảng.

Để tránh việc đóng cửa nhà máy, Bullfrog đã trả tiền để vận chuyển vật liệu sản xuất khung từ Trung Quốc bằng máy bay đến sân bay ở Salt Lake City. Tuy nhiên, khi hàng hóa trên tàu container được dỡ xuống, công ty lại phải chi thêm tiền để thuê kho để lưu trữ.

Màn hình cảm ứng điều khiển nhiệt độ được nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan, sau đó lắp ráp ở Mexico. Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu đã khiến Bullfrog không thể tiếp cận được bộ phận này.

Ngoài ra, lưng tựa của bồn tắm (nơi trực tiếp dẫn nước) được sản xuất ở một công ty cách Herriman 90 phút di chuyển. Nhà cung cấp này phải duy trì lượng hàng tồn kho nguyên liệu thô cao hơn nhiều để duy trì hoạt động sản xuất phòng trường hợp thiếu hụt.

Trong khi đó, các vòi phun nước được sản xuất ở Quảng Châu, sau đó nhập khẩu đến kho của nhà cung cấp ở Cleveland, đi qua kênh đào Panama và các cảng bờ Đông nước Mỹ. Quá trình này diễn ra khá trơn tru khi quãng đường này ít khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn.

Một chiếc bồn tắm được hoàn thiện sẽ được đưa lên xe tải hoặc tàu hỏa để chuyển đến kho của các nhà bán lẻ và sau đó là địa chỉ của khách hàng. Các tuyến tàu cũng gặp khó khăn với tình trạng quá tải hàng hóa nhập khẩu, khi các cảng đều bị tắc nghẽn. Tàu không còn không gian chứa đồ cũng gây ra tình trạng chậm trễ trong quá trình vận chuyển cho khách hàng.

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
9 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
9 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.