Quan hệ châu Âu-Trung Quốc dịch chuyển sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp?

11/01/2018 09:12
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa hoàn tất chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Trung Quốc...

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoàn tất chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Trung Quốc, có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Bắc Kinh với châu Âu đang dịch chuyển.

Theo hãng tin CNBC, chuyến thăm Trung Quốc này của ông Macron là đáng chú ý, bởi diễn ra trong lúc các nhà lãnh đạo khác của thế giới phương Tây đang đối mặt với nhiều thách thức trong nước. Trên thực tế, nhà nghiên cứu Philippe le Corre thuộc Trường Kennedy Harvard nhận định ông Macron "có vẻ như đang là nhà lãnh đạo của châu Âu vào thời điểm này".

Thủ tướng Anh Theresa May, người sắp có chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tháng 1, đang đối mặt với loạt câu hỏi về Brexit và vai trò lãnh đạo của chính bà. Thủ tướng Đức Angela Merkel thì đang chật vật thành lập một liên minh cầm quyền, trong khi công việc lãnh đạo nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump cũng không mấy suôn sẻ.

Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Pháp Natixis, bà Alicia Garcia-Herrero, cho rằng ông Macron "rõ ràng đang tìm kiếm" một "mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt" với Trung Quốc. Vị chuyên gia nhấn mạnh việc người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng chuộng những sản phẩm mà Pháp có thể cung cấp.

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Pháp, ông Macron thể hiện chủ trương "tiêu cực một chút" đối với Trung Quốc, kêu gọi thành lập một ủy ban bảo vệ đầu tư của châu Âu. Tuy nhiên, nỗ lực này của ông giờ đây đã không còn nhiều sức mạnh như trước, theo bà Garcia-Herrero.

Thay vào đó, ông Macron dường như đang có một cách tiếp cận khác với Trung Quốc.

"Ông Macron có vẻ như đã nhận ra rằng ông ấy nên có một lập trường cởi mở hơn với Trung Quốc", vị chuyên gia của Natixis phát biểu.

Cũng giống như nhà lãnh đạo Pháp muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đang "dang rộng vòng tay" với châu Âu qua sáng kiến Vành đai và Con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Sáng kiến này nhằm mục tiêu kết nối giữa châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi bằng một mạng lưới hậu cần và giao thông khổng lồ.

Trong chuyến thăm này, ông Macron đã hứa sẽ hợp tác với Trung Quốc trong việc thực hiện sáng kiến trên.

Đối với Trung Quốc, việc tăng cường quan hệ với Pháp sẽ giúp cải thiện hình ảnh của Bắc Kinh ở châu Âu, trong bối cảnh Đức tỏ ra không có nhiều thiện cảm với "gã khổng lồ" Đông Á. Quan hệ Trung-Đức kém đi khi Trung Quốc giờ đây tự sản xuất được ngày càng nhiều máy móc và xe cộ, thay vì nhập khẩu từ các quốc gia như Đức. Thậm chí, Trung Quốc giờ còn cạnh tranh với Đức ở các thị trường thứ ba.

Trong chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày, ông Macron thúc đẩy các lợi ích kinh doanh với Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm một mối quan hệ thương mại có đi có lại. Nỗ lực này diễn ra khi có một số tranh cãi ở châu Âu về ảnh hưởng của vốn đầu tư Trung Quốc đối với đại lục già, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng và công nghệ cao.

"Xét cho cùng, thị trường châu Âu rất cởi mở, cởi mở hơn thị trường Trung Quốc. Có đi có lại thực sự là điều quan trọng. Đó là thông điệp mà ông Macron cố gắng gửi đến ông Tập", ông le Corre nói với CNBC.

Hôm thứ Ba tuần này, ông Macron đề nghị mở cửa thị trường Pháp cho vốn đầu tư Trung Quốc để đổi lấy quyền tiếp cận rộng mở hơn tại thị trường Trung Quốc cho các công ty Pháp.

"Khả năng tiếp cận thị trường mỗi bên là thiếu cân bằng, chưa thỏa mãn", ông Macron phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp Pháp và Trung Quốc tại Bắc Kinh. "Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề này một cách có trách nhiệm, thì phản ứng tự nhiên đầu tiên sẽ là sự đóng cửa từ cả hai phía. Thay vì làm vậy, hãy mở cửa từ cả hai phía".

Ngày thứ Tư, ông Macron tuyên bố một thỏa thuận bán 184 máy bay Airbus A320 cho Trung Quốc sẽ sớm được hoàn tất.

Khi được hỏi về sự thiếu vắng những thỏa thuận lớn được ký kết trong chuyến thăm, ông Macron nói rằng các quốc gia khác từng tuyên bố về những thỏa thuận "khủng", nhưng trên thực tế những thỏa thuận như vậy lại chẳng đi đến đâu.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
3 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
4 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cao vút, nhiều chặng hết vé
4 giờ trước
Giá vé máy bay dịp 30/4-1/5 tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù Cục hàng không chỉ đạo các hãng tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Fanpage, kênh TikTok triệu follower của Hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt 'bay màu'
5 giờ trước
Fanpage 2,7 triệu người theo dõi và kênh TikTok 5,5 triệu người theo dõi của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đột ngột biến mất.
Xôn xao bánh mì Huynh Hoa hơn 1 triệu/2 ổ được "xách tay" sang Mỹ, cách đóng gói càng khiến dân tình trầm trồ
6 giờ trước
Rất nhiều bài đăng bán bánh mì Huynh Hoa "xách tay" sang Mỹ thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
Xe tay ga mới của Honda giá chỉ 32 triệu đồng, rẻ như Vision nhưng trang bị xịn không kém SH Mode
10 giờ trước
Mẫu xe mới của Honda có thể trở thành đối thủ xứng tầm của Honda Vision, mẫu xe tay ga ăn khách bậc nhất tại Việt Nam?