Quản lý Grab vẫn “ông nói gà, bà nói vịt”

14/07/2018 08:42
Dù Uber, Grab vào Việt Nam hoạt động là thí điểm, nhưng thời gian loại hình này ngày càng phức tạp, ảnh hưởng tới taxi truyền thống, khách hàng, quyền lợi lái xe (không được đóng bảo hiểm xã hội).

Sáng 13/7, Bộ GTVT tiếp tục họp bàn về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Ðây có thể là phiên họp mở rộng cuối cùng để các bên góp ý cho dự thảo liên quan tới quản lý taxi công nghệ (như Uber, Grab) trước khi Bộ GTVT chốt trình Thủ tướng vào cuối tháng này.

Grab lỗ vẫn khuyến mại khủng

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT)- đơn vị trực tiếp xây dựng Dự thảo Nghị định cho biết, dù ít ngày nữa phải trình Thủ tướng, nhưng tới nay vẫn còn 9/21 nội dung sửa đổi có ý kiến khác nhau, như: Quy định số lượng xe tối thiểu của đơn vị kinh doanh vận tải; xe hợp đồng du lịch không được đón trả khách thường xuyên tại một điểm; xe hợp đồng phải gửi thông tin về Sở GTVT địa phương... Ðặc biệt, nội dung bất đồng lớn nhất là về taxi sử dụng phần mềm tính cước, gọi xe công nghệ.

Hiện có 2 xu hướng ứng dụng phần mềm đặt xe, một hình thức như Grab, Uber (đơn vị quản lý phần mềm ký hợp đồng với lái xe, định giá cước, điều xe...); một xu hướng phần mềm chỉ kết nối hành khách với hãng vận tải (như Emddi...), việc định giá cước, điều xe, quản lý do các hãng vận tải trực tiếp thực hiện.

Ðại diện các hãng vận tải, hiệp hội taxi một mực đề nghị Bộ GTVT đưa vào các quy định xác định Grab và các hãng công nghệ gọi xe là taxi. Ðồng thời, buộc các hãng này phải đóng bảo hiểm cho lái xe, đóng thuế cho nhà nước như các hãng taxi đang phải thực hiện, để đảm bảo cạnh tranh công bằng.

Ông Trương Ðình Quý, Phó Tổng Giám đốc Vinasun (TPHCM) thậm chí gay gắt với việc lấy “quả núi” 4.0 (cách mạng công nghiệp) để áp lên “mô đất” taxi. Dùng lý do công nghệ để che chắn cho các hệ lụy do xe taxi điện tử thí điểm tạo ra. “Trong khi Grab báo lỗ, mỗi ngày vẫn chi hơn 2 tỷ đồng khuyến mại. Ðó rõ ràng là cách làm để chèn ép, tiêu diệt doanh nghiệp khác”, ông Quý gay gắt. Nhờ đó, Grab đã tăng số lượng xe tại TPHCM từ khoảng 4.000 xe năm 2014-2015, lên 34.000 xe vào tháng 3/2018.

Grab cũng là taxi

Về phần mình, đại diện Grab nêu quan điểm, Dự thảo Nghị định định nghĩa kinh doanh vận tải gồm cả đơn vị cung cấp phần mềm kết nối là chưa hợp lý, đi ngược xu hướng thế giới. Tương tự, ông Ðào Kiến Quốc, đại diện nhóm nghiên cứu Ðại học Quốc gia Hà Nội (đơn vị phát triển ứng dụng đặt xe Emddi) nêu quan điểm, không thể gộp chung các ứng dụng đặt xe đều là kinh doanh vận tải. Ông phân tích, ứng dụng Emddi chỉ như sàn giao dịch cho các hãng vận tải sử dụng kết nối với khách hàng, các đơn vị tự tính giá, điều xe, quản lý tài xế... Ðiều này khiến hoạt động của Emddi khác Grab, Uber, nên không thể gộp làm một. Ðại diện Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Hiệp hội Thương mại điện tử... cũng đồng tình quan điểm này.

Ðại diện Bộ Tư pháp góp ý, Bộ GTVT cần bóc tách phần nào không liên quan tới ký hợp đồng lái xe, điều hành xe, quyết định giá cước... sẽ xem là công nghệ (như Emddi); nhưng nếu anh tham gia vào bất kể phần như thế sẽ thành kinh doanh vận tải (như Grab, Uber đang làm). “Chỉ có như vậy mới có giải pháp để quản lý, đảm bảo công bằng trong kinh doanh”, vị này nói. Ông cũng đề nghị các hãng taxi truyền thống tự thay đổi, không thể cứ đề xuất cấm taxi công nghệ để bảo vệ taxi truyền thống.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, dù Uber, Grab vào Việt Nam hoạt động là thí điểm, nhưng thời gian loại hình này ngày càng phức tạp, ảnh hưởng tới taxi truyền thống, khách hàng, quyền lợi lái xe (không được đóng bảo hiểm xã hội). Ranh giới giữa công nghệ và vận tải, xe hợp đồng và xe taxi rất mong manh, tạo nên các vấn đề rất bức xúc, nên nghị định mới phải điều chỉnh, để tất cả cùng phát triển.

Ông Thể ủng hộ ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải, nhưng phải đảm bảo quyền lợi người dân, lái xe, an toàn giao thông và nghĩa vụ thuế với nhà nước. “Bản chất của Grab, Uber và taxi truyền thống là như nhau, đều kinh doanh vận tải, nên phải đảm bảo công bằng”, ông Thể nói.

Ông thừa nhận, thời gian qua do Uber, Grab là loại hình mới, nên quản lý có phần lỏng lẻo, nhưng nay đã nắm rõ cần giải pháp để quản lý. Uber, Grab hoạt động tại Việt Nam phải chấp hành pháp luật Việt Nam, đóng thuế cho nhà nước và có trách nhiệm với hành khách, lái xe.

Ông Thể ủng hộ ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải, nhưng phải đảm bảo quyền lợi người dân, lái xe, an toàn giao thông và nghĩa vụ thuế với nhà nước. "Bản chất của Grab, Uber và taxi truyền thống là như nhau, đều kinh doanh vận tải, nên phải đảm bảo công bằng", ông Thể nói.

Sẽ gắn phù hiệu taxi cho xe Grab

Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi lại định nghĩa về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó, bổ sung thêm kinh doanh các công đoạn vận tải cũng là kinh doanh vận tải, như quyết định giá cước (kể cả qua phần mềm). Với định nghĩa này, Grab đương nhiên sẽ thành vận tải taxi, do tự quyết giá cước, điều động xe. Taxi công nghệ cũng phải gắn phù hiệu "xe taxi" trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe như taxi truyền thống; gắn hộp đèn (mào) chữ "taxi đện tử" cố định trên nóc xe...



Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
11 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
12 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
13 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
14 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.