Quần quật chặt cưa, khuân vác gỗ cả ngày chỉ được 150.000 đồng

27/02/2020 17:02
Mưa nghỉ, nắng làm. Cả ngày nhóm của ông Lò Văn Hải, xã Nghĩa Mai (Nghĩa Đàn, Nghệ An) quần quật cưa cắt gỗ, rồi bóc vỏ, bốc vác lên xe. Với tiền công 160.000 đồng/tấn gỗ nguyên liệu, bình quân mỗi người kiếm được 150.000 đồng/ngày.
quan quat chat cua, khuan vac go ca ngay chi duoc 150.000 dong hinh anh 1

Người dân đi khai thác gỗ thuê tự đầu tư máy móc. Ảnh: K.Lực

Lau vệt mồ hôi, ngồi nghỉ trên đống gỗ vừa cắt hạ, ông Lò Văn Hải, trưởng nhóm khai thác gỗ thuê cho Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Sông Hiếu (Nghệ An) chia sẻ, nhóm của ông tự đầu tư máy móc để khai thác rừng. Ngoài máy cưa để cắt hạ, phần lớn công việc như: bóc vỏ, khuân vác gỗ lên xe… đều được làm thủ công bằng sức người.

"Mưa nghỉ, nắng làm. Làm ngày nào ăn ngày đó" - ông Hải nói và cho biết mỗi ngày bình quân thu nhập của người trong nhóm của ông là 150.000 đồng/ngày. Phía công ty yêu cầu nhóm phải khai thác "sạch", thu hết gỗ to, nhỏ.

quan quat chat cua, khuan vac go ca ngay chi duoc 150.000 dong hinh anh 2

Vất vả cả ngày, công nhật của người dân trung bình thu được là 150.000 đồng/ngày.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Sông Hiếu cho biết, phía Công ty hiện đang quản lý trên dưới 9.000ha rừng keo sản xuất. Do chưa đầu tư cơ giới hóa cho khâu khai thác, thu hoạch gỗ nên hiện tại công ty đang giao khoán, thuê dân khai thác với mức tiền công 160.000 đồng/tấn.

quan quat chat cua, khuan vac go ca ngay chi duoc 150.000 dong hinh anh 3

Sức người thay máy móc trong khai thác rừng trồng. Ảnh: K. Lực

quan quat chat cua, khuan vac go ca ngay chi duoc 150.000 dong hinh anh 4

Công chi phí khai thác 1 tấn gỗ rừng trồng ở Nghệ An hết 160.000 đồng. Ảnh: K.Lực

Nói về cơ giới hóa trong sản xuất lâm nghiệp, ông Nguyễn Duy Vĩnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thạch Thành (Thanh Hóa) đã nhắc tới Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng, trong đó có quy định hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp để phục vụ cho trồng rừng. 

"Mục tiêu đưa ra rất lớn nhưng kết quả thực hiện đang rất hạn chế. Nếu để các hộ dân trồng rừng tự làm đường hoặc vẫn xuất bằng thủ công ra, nhất là trên đất dốc thì lợi nhuận từ trồng rừng chu kỳ đầu gần như không có".

Theo tính toán, chi phí để người dân bỏ ra làm đường lâm nghiệp bình quân từ 7-10 triệu đồng/ha, nơi có địa hình phức tạp thì chi phí mở đường sẽ cao hơn. Không chỉ có vậy, việc người dân tự mở đường thì mật độ sẽ không đảm bảo và quá trình khai thác vẫn phải vận xuất thủ công từng cự ly ngắn nên chi phí khai thác sẽ rất lớn.

Theo ông Vĩnh, trên địa bàn huyện Thạch Thành, chi phí bốc lên xe ở điều kiện bình thường xe vào đến nơi thì 250.000đồng/tấn; còn vận chuyển thủ công có thể lên tới 350.000 đồng/tấn. "Chi phí lớn sẽ làm cho lợi nhuận, thu nhập, hiệu quả kinh tế thực sự của người dân hạn chế đi rất nhiều" – ông Vĩnh nhấn mạnh. 

 Trong khi đó, nếu có đường và thuận lợi trong vận xuất nguyên liệu gỗ rừng trồng thì người dân được hưởng lợi nhuận từ 5-7 triệu đồng/ha (sau khi trừ hết chi phí). Tính ra, một chu kỳ trồng rừng 6 năm người dân chỉ lãi được 30-42 triệu đồng/ha.

Dù xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 đã cán mốc kỷ lục 11,2 tỷ USD, nhưng việc đưa máy móc, cơ giới hóa vào sản xuất lâm nghiệp hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu. Phần lớn các công việc như: trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp vẫn làm thủ công, chủ yếu vẫn dựa vào sức người.

Số liệu cập nhật mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy, có tới 70% khối lượng công việc trong sản xuất lâm nghiệp được làm bằng thủ công, áp dụng cơ giới hóa mới chỉ được thực hiện ở hai khâu là chặt hạ và vận chuyển. Nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn như: trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa thấp khoảng 2-5%.

Cụ thể, khâu trồng, chăm sóc và phát triển rừng mặc dù tốn nhiều công sức lao động nhưng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa chỉ đạt 3%; các công việc như cuốc hố trồng cây, đóng bầu ương cây giống, trồng cây đều làm bằng tay. Khâu phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp hầu như không sử dụng thiết bị máy móc.

Tỷ lệ chữa cháy rừng bằng máy chỉ đạt 2%. Chữa cháy rừng hiện nay cũng chủ yếu là dùng cành lá để dập lửa, chỉ một số rất ít các vườn quốc gia, trung tâm chữa cháy rừng được trang bị một số thiết bị nhưng số lượng còn hạn chế và không đạt hiệu quả như mong đợi.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.955.588 VNĐ / tấn

21.34 UScents / lb

0.19 %

- 0.04

Cacao

COCOA

230.298.063 VNĐ / tấn

9,062.50 USD / mt

4.95 %

+ 427.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.350.219 VNĐ / tấn

298.71 UScents / lb

1.27 %

+ 3.74

Gạo

RICE

17.456 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.48 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.174.819 VNĐ / tấn

982.59 UScents / bu

0.49 %

+ 4.84

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.157.140 VNĐ / tấn

291.20 USD / ust

0.62 %

+ 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
13 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
13 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
15 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
16 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.