Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam, tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 400 DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là một tín hiệu khá khả quan cho ngành NN nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 400 DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ông Lê Minh Hưng – PGĐ Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, nhiều DN đã đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp, cây dược liệu và đây là những tín hiệu đầu tư khá tích cực nhằm đẩy mạnh phát triển các loại cây dược liệu quý này. Hiện có 45 dự án đầu tư, trong đó có 30 dự án đầu tư vào lâm nghiệp, trong đó 14 dự án đã có Quyết định chủ trương đầu tư, 16 dự án đang làm thủ tục đầu tư. Đặc biệt, 15 dự án đầu tư vào dược liệu và Sâm Ngọc Linh, 6 dự án đã thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh; 9 dự án đang làm thủ tục đầu tư.
Từ cuối năm 2018 đến giữa năm 2019, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ từ cơ chế khuyến khích phát triển cây dược liệu và đã trồng được 222,7ha.
Được biết, để hỗ trợ và phát triển cây dược liệu và cây Sâm Ngọc Linh, từ cuối năm 2018 đến giữa năm 2019, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ từ cơ chế khuyến khích phát triển cây dược liệu và đã trồng được 222,7ha (trong đó: Sa nhân: 127,08ha; Ba kích: 165,7ha; Đảng sâm: 133,1ha), với sự tham gia của 939 hộ dân. Riêng đối với Sâm Ngọc linh, đã hỗ trợ cho nhân dân 7 xã trong vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh, với số lượng 11.500 cây loại 1 năm tuổi... Hiện toàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 3.760ha Quế Trà My, 2.471ha các loại dược liệu và hơn 100ha Sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam đã kêu gọi và thu hút một số doanh nghiệp, nhà đầu tư vào trồng Sâm Ngọc Linh.
Bên cạnh đó, nhiều dự án trong lĩnh vực thuỷ sản cũng được đầu tư, lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cũng đã thu hút 40 dự án đăng ký. Đối với lĩnh vực trồng trọt, chế biến sản phẩm NN và một số lĩnh vực khác thì có 22 dự án đăng ký đầu tư trong lĩnh vực này.
Tỉnh Quảng Nam có 7 dự án đăng ký đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Theo ông Hưng, một tín hiệu vui trong thu hút đầu tư vào với lĩnh vực NN ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Quảng Nam, đó là đã có 7 dự án đăng ký đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao, trong đó, có 2 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 4 dự án đang nghiên cứu, lập các thủ tục đầu tư...
Thời gian qua, nhiều DN đã đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp, cây dược liệu và đây là những tín hiệu đầu tư khá tích cực nhằm đẩy mạnh phát triển các loại cây dược liệu quý này.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khá nhiều dự án, mô hình khởi nghiệp NN sạch, NN hữu cơ và NN công nghệ cao. Trong đó, các mô hình này chủ yếu sản xuất rau an toàn, rau VietGAP, rau hữu cơ đang phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng. Đầu ra của sản phẩm an toàn, rau VietGAP tương đối ổn định, góp phần tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
Được biết, hiện nay, nhiều mô hình sản xuất rau, quả an toàn ở Hội An, Điện Bàn, Thăng Bình, Phú Ninh, Tam Kỳ, Đại Lộc... ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Nhiều dự án hoạt động khá hiệu quả, có nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí 300-400 triệu đồng/năm.