Quảng Ngãi: Kiểm tra khẩn việc cán bộ xã thu tiền bò giống cấp miễn phí

17/11/2017 13:19
Chiều 17.11, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi và huyện Nghĩa Hành đã tổ chức kiểm tra khẩn việc chính quyền xã Hành Tín Đông thu tiền bò giống cấp miễn phí cho người nghèo vùng lũ của địa phương này. Quảng Ngãi: Xã "bán" bò giống được cấp miễn phí cho dânThu lại bò “đi lạc” vào nhà cán bộHỗ trợ dân lòng hồ thủy điện: Bò giống lại “đi lạc” vào nhà dân?

Giải tình vụ việc, ông Đào Thanh Công-Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông cho hay, do thấy còn nhiều hộ nghèo khác của địa phương cần bò để chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình; đồng thời cũng để số hộ nhận bò giống phải có trách nhiệm chăm sóc cẩn thận, tránh trường hợp không nuôi mà mang đi bán lấy tiền sử dụng vào mục đích khác nên sau khi họp bàn, xã mới đưa ra chủ trương trên chứ không phải do UBMTTQ Việt  Nam xã tự ý làm.Tổng số tiền mà chính quyền Hành Tín Đông đã thu của 22/30 hộ là trên 230 triệu đồng và đến cuối năm 2015, xã đã xét và giải ngân cho 18 hộ khác trong xã vay lại mua bò nuôi, với mức 15 triệu đồng/hộ.

quang ngai: kiem tra khan viec can bo xa thu tien bo giong cap mien phi hinh anh 1

Một trong số phiếu chi tiền cho người dân quay vòng đợt 2 từ nguồn thu bò giống cấp miễn phí

"Việc xã tự ý tổ chức thu lại tiền bò giống cấp miễn phí cho dân mà không báo cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh và huyện là sai, lãnh đạo xã nhận khuyết điểm và chịu trách nhiệm. Riêng đối với 8/30 hộ chưa nộp, chính quyền địa phương sẽ họp để xem xét. Nếu điều kiện kinh tế gia đình của số chưa nộp quá khó khăn thì sẽ miễn", ông Đào Thanh Công nói.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Đình Thắng – Trưởng Ban Phong trào Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định: "Việc xã cho thu tiền bò giống cấp miễn phí từ nguồn Quỹ hỗ trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh là vi phạm qui định". Tuy nhiên ông Lê Văn Sáu, Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, bày tỏ: "Mục đích thu để quay vòng nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo khác vay phát triển sản xuất như vậy là chấp nhận được. Chính quyền địa phương phải tổ chức họp dân trên để giải thích rõ vụ việc; đồng thời công khai số hộ đã được nhận tiền được quay vòng để người dân hiểu rõ".

quang ngai: kiem tra khan viec can bo xa thu tien bo giong cap mien phi hinh anh 2

Ông Sáu-PCT UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra thực tế tại một hộ nuôi bò từ nguồn tiền quay vòng

Vào chiều cùng ngày, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và huyện chọn để kiểm tra ngẫu nhiên 3/18 hộ đã được vay từ tiền thu bò giống cấp miễn phí. Số hộ này xác nhận là có vay mua bò và hiện đang nuôi tại chuồng của gia đình mình.

Như đã phản ánh, vào tháng 7.2010, để hỗ trợ người dân nghèo và bị thiệt hại nặng do cơn lũ lịch sử diễn ra vào cuối năm 2009, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành cấp miễn phí 30 con bò giống, trị giá 7 triệu đồng/con cho 30 hộ dân ở vùng rốn lũ xã Hành Tín Đông phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Tuy nhiên chính quyền địa phương này lại yêu cầu người dân ký cam kết 5 năm sau phải trả lại. Theo đó vào giữa năm 2015 khi đến hạn, 22/30 hộ đã trả lại với số tiền cao hơn gấp 2-2,5 lần so với trị giá bò giống lúc nhận, gây nhiều thắc mắc trong dư luận ở địa phương.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
34 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
28 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.369.220 VNĐ / tấn

262.26 UScents / lb

0.41 %

+ 1.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.167.918 VNĐ / tấn

1,013.30 UScents / bu

-0.07 %

- -0.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.726.399 VNĐ / tấn

321.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.202.780 VNĐ / tấn

40.90 UScents / lb

1.46 %

+ 0.59

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
12 phút trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
5 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
5 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
20 giờ trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất