Quốc Cường Gia Lai lên tiếng về chuyện "lùm xùm" khu đất nông nghiệp 32.4 ha tại dự án Phước Kiển

21/04/2018 14:21
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xung quanh việc nhận chuyển nhượng 32.4 ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.

Văn bản của QCG khẳng định quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 32.4 ha (đất chưa giải phóng mặt bằng xong) mà Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho QCG 100% không phải là đất công và việc chuyển nhượng này cũng không phải thông qua đấu giá, theo quy định pháp luật.

Để khẳng định vấn đề này, QCG đưa ra các lý giải sau. Thứ nhất, các thửa đất này không phải do Nhà nước giao đất cho Công ty Tân Thuận quản lý, "không phải đất trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, không phải là đối tượng đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý sử dụng áp dụng Quyết định 09/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/01/2007".

Thứ hai, các thửa đất mà Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho QCG là đất nông nghiệp. Công ty Tân Thuận đã dùng nguồn tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh bất động sản để thương lượng đền bù trực tiếp với người dân. QCG cũng đã và đang tiếp tục đền bù các thửa đất trong khu đất này. Vì hiện nay Tân Thuận chỉ mới chuyển nhượng cho QCG 32,4 ha/ 50ha.

Thứ ba, Công ty Tân Thuận là công ty có 100% vốn chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy TPHCM, Công ty là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai. 

Các thửa đất Tân Thuận đền bù trực tiếp của người dân là hàng hóa của doanh nghiệp và được kê khai sổ sách hạch toán vào tài khoản 154 là hàng hóa tồn kho của Công ty. Hơn nữa nguồn thu từ việc chuyển nhượng này được điều chuyển bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh - dịch vụ tạo nguồn thu cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.

"Căn cứ theo Điều 118 Luật Đất Đai 2013, các thửa đất chuyển nhượng không thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và không thuộc các trường hợp đấu giả quyền sử dụng đất theo quy định tại điều luật này", văn bản của QCG trích dẫn.

Mặt khác, QCG cũng cho rằng Công ty Tân Thuận không có đủ năng lực triển khai dự án nên buộc phải bán 32.4 ha đất đã đền bù. Nguyên nhân bởi, căn cứ theo Nghị định 99/2015 để thực hiện dự án thì doanh nghiệp phải đáp ứng được 20% vốn đối ứng so với tổng mức đầu tư dự án.

Vì vậy điều kiện để thực hiện dự án  50ha thì Công ty Tân Thuận phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu khoảng 1.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của Công ty Tân Thuận là 126 tỷ. Vì vậy Công ty Tân Thuận không chứng minh đủ năng lực và không đền bù tiếp sẽ không thực hiện được dự án, buộc phải bán 32.4 ha đất đã đền bù.

Ngoài ra, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của tổ chức, Công ty Tân Thuận đã trình xin ý kiến của chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy về việc chuyển nhượng này và đã có công văn số 512-TB/VPTU ngày 02/06/2017 chấp thuận chủ trương của Văn phòng Thành ủy.

Ngày 11/12/2017,  QCG có nhận được công văn số 738/CV-TT từ Công ty Tân Thuận về việc tạm dừng thực hiện hợp đồng cho đến khi có chỉ đạo của Thường trực Thành ủy. Ngày 23/12/2017, QCG đã có buổi làm việc với Văn phòng Thành ủy, Công ty Tân Thuận liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng. Ngày 09/02/2018 hai bên ký phụ lục hợp đồng số 03 điều chỉnh giá trị hợp đồng.

QCG cho biết, trong suốt quá trình hơn 10 tháng thực hiện đàm phán, thương lượng và đi đến ký kết hợp đồng chuyển nhượng này, QCG hoàn toàn ý thức được việc giao dịch mua bán này tuân thủ đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai. QCG khẳng định luôn tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật khi ký hợp đồng nhận chuyển nhượng này.

Về giá trị chuyển nhượng hợp đồng, QCG khẳng định tổng giá trị nhận chuyển nhượng các thửa đất nông nghiệp có diện tích 32.4 ha là 632 tỷ (có VAT) và 574.5 tỷ (chưa VAT) chứ không phải là 419 tỷ như thông tin báo chí nêu gần đây. 

Cụ thể, ngày 09/02/2018, Công ty Tân Thuận và QCG ký phụ lục hợp đồng số 03 điều chỉnh giá hợp đồng sau khi tham khảo các ý kiến của các Ban ngành và Sở Tài nguyên Môi trường. Tổng giá trị hợp đồng sau khi ký phụ lục là 574.4 tỷ (chưa VAT), 632 tỷ (có VAT), bình quân 1,768,000 đồng/m2 (chưa VAT), 1,944,800 đồng/m2 (có VAT). Theo đó, QCG phải nộp thêm 155.3 tỷ (chưa VAT), 170.8 tỷ (có VAT). QCG cho biết sẽ thanh toán chậm nhất vào tháng 12/2018.

QCG cũng đưa ra những cơ sở so sánh và xác định giá trị chuyển nhượng của các thửa đất này theo giá thị trường. Đầu tiên, các thửa đất được đền bù không tập trung, nhiều phần chưa GPMB xong. Quy mô quy hoạch dự án là 50ha và Tân Thuận mới đền bù được 32.4 ha (chỉ chiếm 68%), QCG còn phải tiếp tục đền bù thêm 32% đất với giá cao của dân cho đủ 100% thì mới được công nhận chủ đầu tư để thực hiện dự án. Thời gian đền bù sẽ là rủi ro của Công ty về việc phát sinh chi chí tăng giá thương lượng đền bù của người dân và chi phí lãi vay trong suốt thời gian dài đền bù.

Hai là diện tích các thửa đất ven sông bị sạt lở gần 1 ha (trong khi QCG thanh toán cho Tân Thuận trên tổng diện tích ghi nhận trên Giấy chứng nhận), hơn 4.5 ha hành lang an toàn lưới điện, hành lang bảo vệ rạch, các thửa đất cách mặt tiền đường 75m và không có đường vào thửa đất.

Ba la hiện Công ty Minh Thành đã nhận chuyển nhượng 5 ha (100% đất sạch và đã san lấp) từ người dân trong quy mô quy hoạch 1/2000 của khu đất 50 ha và đã được duyệt 100% cao tầng và hệ số sử dụng 6 lần. Các thửa đất còn lại của Tân Thuận chỉ còn 10% là đất cao tầng, 90% là đất thấp tầng và hệ số sử dụng đất chỉ còn 1.5 lần. Vậy trong cùng một khu đất, thì đất Công ty Minh Thành giá cao hơn đất của Tân Thuận 450%.

Dựa trên các cơ sở so sánh và đánh giá trên, QCG cho rằng đơn giá đã đàm phán thành công và ký kết hợp đồng với Công ty Tân Thuận là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường thời điểm đó với các đặc điểm khu đất nêu trên.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
57 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
58 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
34 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
9 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
56 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
20 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
2 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.