Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho rằng bị oan về scandal mua đất công giá bèo Phước Kiển như thế nào?

02/07/2018 07:10
Theo bà Loan - Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai (QCG), nỗi oan là 32 ha đất phía Tân Thuận bán chỉ là đất nông nghiệp, không phải đất sạch đã giải phóng mặt bằng xong mà đang đền bù không tập trung.

Năm 2017, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Tân Thuận, doanh nghiệp 100% vốn của Thành ủy Tp.HCM) đã bán cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) lô đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (nằm bên đường Nguyễn Hữu Thọ) với giá 419 tỷ, tương đương 1,29 triệu đồng/m2. Mức giá này được cho là thấp hơn nhiều mặt bằng thị trường và gây thiệt hại cho ngân sách.

Đến ngày 18/4, Văn phòng Thành ủy Tp.HCM đã chính thức có thông báo về thương vụ trên giữa Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai. Qua khảo sát, khu đất này đã đền bù và thuộc Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè), có vị trí đẹp ở gần sông Sài Gòn; với giá chuyển nhượng "quá phải chăng" là 1,29 triệu đồng/m2, Tân Thuận chỉ thu về cho ngân sách số tiền hơn 400 tỷ, trong khi nếu bán theo giá thị trường có thể thu về hơn 2.000 tỷ đồng. Như vậy, để tránh thất thoát tài sản công, thành phố đã yêu cầu đàm phán lại và đề nghị thu hồi.

Thông tin trên khiến cổ phiếu QCG trên thị trường giảm mạnh dưới mệnh giá, phía Quốc Cường Gia Lai cũng lập tức gửi văn bản công bố thông tin gửi đến UBCKNN nhằm lên tiếng xung quanh việc UBND Tp.HCM không đồng ý việc bán chỉ định đối với dự án Phước Kiển.

Cổ phiếu vẫn dưới mệnh giá, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai (QCG) tiếp tục kêu oan với cổ đông về scandal mua đất công giá bèo - Ảnh 1.

Giao dịch cổ phiếu QCG 6 tháng gần đây.

Phía Quốc Cường Gia Lai cho hay, khu đất nông nghiệp trên 32,4 ha tại xã Phước Kiển, Nhà Bè là khu đất mới mà Công ty đã nhận chuyển nhượng nhưng diện tích đất được đền bù không tập trung, còn da beo rất nhiều, không có mặt tiền và đường vào khu đất. Quy mô quy hoạch của khu đất này là khoảng 50 ha nằm tại xã Phước Kiển, Nhà Bè, Tp.HCM và hoàn toàn không liên quan tới dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển có diện tích 91,6 ha mà Công ty đã được chấp thuận đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Phước Kiển theo công văn số 4085 của UBND Tp.HCM ngày 1/8/2017. Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty cũng nhấn mạnh: "Khu dân cư Bắc Phước Kiển (huyện Nhà Bè) là một trong những dự án trọng điểm, quy mô lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai trong vòng 10 năm trở lại đây".

Cùng với đó, văn bản công bố thông tin của Quốc Cường Gia Lai cũng nêu rõ rằng nếu trong trường hợp hợp đồng giao dịch khu đất nông nghiệp 32,4 ha với Tân Thuận không thành công vẫn không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới.

Mặc dù mọi thông tin liên quan đến giao dịch trên đã được phía Quốc Cường Gia Lai công bố, tuy nhiên nhiều cổ đông vẫn tiếp tục chất vấn ban lãnh đạo tại ĐHĐCĐ thường niên 2018 diễn ra ngày 29/6. Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai phân trần rằng Công ty bị oan trong thương vụ mua bán khu đất này.

Đã thu hồi tiền từ giao dịch mua đất và bù đắp vào dòng tiền

Theo bà Loan, nỗi oan là 32 ha đất phía Tân Thuận bán chỉ là đất nông nghiệp, không phải đất sạch đã giải phóng mặt bằng xong mà đang đền bù không tập trung. Khu đất không có đường vào, chưa làm hạ tầng, cũng không có tiện ích. Trong khi đó, giá đất nông nghiệp này lại bị đem ra so sánh với giá đất thổ cư trong khu dân cư có pháp lý hoàn chỉnh với giá thực tế cao hơn nhiều.

Cổ phiếu vẫn dưới mệnh giá, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai (QCG) tiếp tục kêu oan với cổ đông về scandal mua đất công giá bèo - Ảnh 2.

Chi tiết thương vụ, người đứng đầu Quốc Cường Gia Lai cho biết ban đầu Công ty có 5 ha đất sạch nằm trong khu này và không có ý định mua quỹ đất diện tích lớn. Khi Quốc Cường Gia Lai tìm đến Tân Thuận ngỏ ý bán 5 ha đất sạch thì đơn vị này không muốn mua lại.

Hơn nữa, Quốc Cường Gia Lai nêu phương án hợp tác liên doanh cùng phát triển nhưng khi làm thủ tục lại vướng Tân Thuận không đủ năng lực tài chính để làm chủ đầu tư dự án. Chính vì thế, Tân Thuận đề xuất phương án trình lên UBND Tp.HCM xin bán dự án cho Quốc Cường Gia Lai. "Giao dịch diễn ra bình thường. Đến khi công ty hoàn tất nghĩa vụ chuyển tiền xong thì thông tin bán rẻ đất công ập đến", bà Loan nói.

Hiện thương vụ này đã bị hủy, Quốc Cường Gia Lai đã giao lại đất cho Tân Thuận đồng thời nhận lại đủ tiền. Nói về vấn đề này, nữ chủ tịch chia sẻ trong cái rủi có cái may, tức với dòng tiền được hoàn lại, Quốc Cường Gia Lai có thể dồn nguồn lực tài chính về một mối, tập trung đền bù dự án 91,6 ha thuộc Khu Dân Cư Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè đã được chấp thuận đầu tư từ trước.

Xoay vần dự án Phước Kiển, dự báo một năm 2018 ảm đạm với kế hoạch lãi giảm 37%

Về Quốc Cường Gia Lai, Công ty vẫn đang loay hoay tìm đường ra cho dự án tâm điểm một thời - Phước Kiển. Ban lãnh đạo cho biết không thể lường trước dự án Phước Kiển tuy đã đền bù hơn 90% nhưng lại kéo dài đến tận hiện tại. Hiện, 88 căn nhà còn lại Công ty đã đền bù được 50% và đang làm phần tiếp theo. Tuy nhiên, 3 tháng nay, Quốc Cường Gia Lai không đền bù được căn nào do người dân đòi giá quá cao. Nếu đền bù theo ý người dân thì chi phí lên tới 2.000 tỷ đồng. Như vậy, với dự án Phước Kiển Quốc Cường Gia Lai vẫn tiếp tục theo đuổi nhưng không thể cam kết kết quả.

Đặt kế hoạch kinh doanh năm 2018, do chỉ giao nhà cho khách tại 2 dự án Marina và Da Capella, ghi nhận lợi nhuận từ các dự án đã bán 2-3 năm trước với giá bán không tốt nên Quốc Cường Gia Lai dè dặt với chỉ tiêu 1.800 tỷ doanh thu, và 320 tỷ đồng lãi trước thuế - giảm đến 37% so với thực hiện năm 2017.

Một thông tin đáng chú ý khác tại đại hội mới đây, HĐQT đã trình hủy phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2017 và thay thế bằng phát hành cổ phiếu. Cụ thể, Công ty phát hành 27,5 triệu cp, ứng tỷ lệ 10% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ sau phát hành tăng từ 2.751 tỷ lên 3.026,4 tỷ đồng, dự kiến thời gian thực hiện trong quý 2-3/2018.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
4 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
3 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
3 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.