Quốc gia châu Âu này bất ngờ thành khách mua dầu lớn thứ 3 của Nga vì lý do không ai ngờ

06/02/2023 14:09
Bất ổn chính trị khiến cho các quyết định quan trọng về năng lượng của quốc gia này bị trì hoãn. Do đó, ngay cả khi phần lớn quốc gia châu Âu đã từ bỏ năng lượng của Nga, quốc gia này vẫn đều đặn nhập dầu từ Nga.
Quốc gia châu Âu này bất ngờ thành khách mua dầu lớn thứ 3 của Nga vì lý do không ai ngờ - Ảnh 1.

Bất ổn chính trị kéo dài ở Bulgaria sẽ tiếp tục tác động đến các quyết định quan trọng về an ninh năng lượng của quốc gia này. Điều này khiến Bulgaria trở thành khách hàng mua dầu lớn thứ 3 của Nga, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Bulgaria hiện chuẩn bị cho một vòng tổng tuyển cử mới vào ngày 2/4 do quốc hội không thể thành lập nội các chính thức sau cuộc bầu cử hồi tháng 10/2022.

Quốc hội Bulgaria sẽ giải tán vào ngày 5/2 và một chính phủ lâm thời khác do Tổng thống chỉ định sẽ lên thay. Do đó, các quyết định quan trọng về năng lượng, bao gồm tìm kiếm nguồn cung cấp dầu thay thế dầu từ Nga sẽ bị hoãn lại, có thể lên đến 1 năm nữa.

Trong khi Liên minh châu Âu đã loại bỏ khoảng 90% dầu nhập từ Nga thì Bulgaria đã trở thành nước mua dầu thô lớn thứ 3 của Nga, vượt cả Thổ Nhĩ Kỳ. Cảng Burgas hiện cũng là cảng duy nhất tại châu Âu mà dầu Nga vẫn có thể cập bến sau khi EU tiến hành cấm vận chuyển dầu Nga bằng đường biển, có hiệu lực từ ngày 5/12.

Cảng này thậm chí còn tăng 30% lượng nhập khẩu dầu Nga từ giữa năm 2022 và duy trì ổn định sau đó, cho phép các nhà máy lọc dầu hoạt động hết công suất ở mức 196.000 thùng/ngày.

Moscow đang cố gắng duy trì các thị trường truyền thống và ảnh hưởng của mình bằng cách sử dụng các nhà máy lọc dầu của Lukoil và Rosneft ở châu Âu. Tuy nhiên, sau lệnh cấm vận mới nhất, điều này chỉ có thể thực hiện được ở Bulgaria.

Hôm 5/2, một lệnh cấm vận khác của EU – đối với các sản phẩm dầu mỏ được sản xuất từ dầu thô của Nga – đã bắt đầu có hiệu lực. Theo các điều kiện miễn trừ của Ủy ban châu Âu, Bulgaria sẽ không thể xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, ngoại trừ cho Ukraine.

Theo một cuộc điều tra, Ukraine đã mua nhiên liệu từ Bulgaria nhiều hơn 1.000 lần vào năm 2022 so với 2021.

Trước đó, Nga tuyên bố ngừng cung cấp dầu cho các quốc gia ủng hộ việc áp giá trần đối với dầu thô của họ. Là một thành viên EU, Bulgaria ủng hộ mức giá trần được nhóm G7, EU và Australia thông gia, hiện ở mức 60 USD/thùng.

Hiện chưa rõ Nga có ý định này với Bulgaria hay không khi mà thông tin nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga, được tinh chế ở Bulgaria đang chảy sang Ukraine với một lượng không hề nhỏ.

Theo các chuyên gia, nếu Moscow đưa ra động thái cứng rắn như ngừng cung cấp dầu thô cho Bulgaria, họ sẽ gần như không có thời gian để tìm nguồn cung thay thế nhằm vận hành nền kinh tế của mình.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
8 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
7 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
5 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
6 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
7 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

11.031.709 VNĐ / tấn

19.52 UScents / lb

0.36 %

- 0.07

Cacao

COCOA

236.544.468 VNĐ / tấn

9,227.50 USD / mt

2.89 %

+ 259.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

217.294.158 VNĐ / tấn

384.49 UScents / lb

0.64 %

- 2.49

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.531.236 VNĐ / tấn

1,011.90 UScents / bu

1.71 %

- 17.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.035.007 VNĐ / tấn

284.35 USD / ust

0.99 %

- 2.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
8 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
8 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
16 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.