Quốc gia mà 'vua điện thoại’ Apple, Samsung phải chịu thua Vivo, Xiaomi, iPhone bị người dân kỳ thị

08/03/2023 14:17
Tại quốc gia này, Apple chưa bao giờ lọt top 5 thương hiệu chiếm phần lớn thị phần.

Vào tháng 3/2018, Borobudur, một ngôi chùa Phật giáo ở Trung Java, Indonesia, trở thành địa điểm tổ chức hòa nhạc sôi động. Bộ ba ca sĩ biểu diễn bản hit quốc dân trước đám đông chật cứng; trong khi hai diễn viên nổi tiếng dàn dựng các phân cảnh trong series phim “Tình yêu hoàn hảo”. Được hàng chục đài truyền hình quốc gia phát sóng trực tiếp, sự kiện trên không phải một lễ hội tôn giáo mà là màn ra mắt chiếc điện thoại thông minh Trung Quốc Vivo V9.

Bữa tiệc hoành tráng của Vivo chỉ là một trong vô số cách mà các công ty điện thoại thông minh Trung Quốc dùng để chiếm lấy trái tim người tiêu dùng Indonesia những năm gần đây. Thay vì bị đánh giá là hàng nhái chất lượng thấp như trước, smartphone Trung Quốc hiện chiếm 70% thị phần toàn Indonesia - thị trường điện thoại thông minh lớn thứ tư trên thế giới. Oppo của Trung Quốc dẫn đầu với 21%, theo sau là Vivo, Xiaomi và Realme. Apple, dù sở hữu thiết kế bóng bẩy và mang uy tín toàn cầu song chưa bao giờ lọt top 5.

Sự thống trị của các công ty Trung Quốc trên thị trường điện thoại thông minh Indonesia có thể được giải thích bằng 3 yếu tố sau: giá thành rẻ, chiến lược marketing địa phương hóa và chủ trương hỗ trợ cộng đồng.

Theo Rest of world, điện thoại thông minh Trung Quốc có giá thành phải chăng hơn nhiều so với các đối tác phương Tây. Vivo, Realme và Xiaomi thống trị thị trường cấp thấp trong phân khúc giá dưới 200 USD, trong khi Oppo dẫn đầu với các mẫu máy tầm trung từ 200 đến 400 USD.

Các sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh như Samsung và Apple bị cho là quá đắt so với với phần đông dân số. Cả Samsung Galaxy S22 Ultra và iPhone 13 Max đều có giá cao hơn 50% mức lương trung bình và bởi vậy, việc mua iPhone bị coi là xa xỉ, giống hệt như khi sở hữu “một chiếc Porsche”.

Được biết, các công ty điện thoại thông minh Trung Quốc tại Indonesia đã điều chỉnh sản phẩm và hoạt động tiếp thị nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng địa phương. Giống như cách Transsion có trụ sở tại Thâm Quyến thống trị thị trường điện thoại thông minh tại Châu Phi thông qua chiến lược toàn cầu hóa, Vivo cũng chủ đích theo đuổi mục tiêu “địa phương hơn, toàn cầu hơn”. Chẳng hạn như để tiếp cận phần lớn dân số theo đạo Hồi, Vivo sẵn sàng ra mắt chiếc điện thoại đặc biệt dành riêng cho tháng Ramadan. Hãng này cũng phát triển “tính năng xe máy” cho phép người dùng tắt tiếng thông báo và từ chối các cuộc gọi đến bởi đây là loại phương tiện phổ biến nhất Indonesia.

Quốc gia mà vua điện thoại’ Apple, Samsung phải chịu thua Vivo, Xiaomi, iPhone bị người dân kỳ thị - Ảnh 1.

Sự thống trị của các công ty Trung Quốc trên thị trường điện thoại thông minh Indonesia có thể được giải thích bằng 3 yếu tố

Theo Rest of world, các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc đang hoạt động tích cực trên Instagram. Điều này được cho là vô cùng quan trọng bởi Indonesia là một trong những thị trường lớn của nền tảng này tại châu Á. Tài khoản 1,3 triệu người theo dõi của Oppo Indonesia xuất hiện rất nhiều gương mặt thương hiệu nổi tiếng trong làng giải trí, chẳng hạn như Nikita Willy-Indra hay nữ ca sĩ nhạc pop hàng đầu Cinta Laura. 75% thanh niên cho biết họ đã mua điện thoại thông minh Oppo vì uy tín của người nổi tiếng, theo một cuộc khảo sát được thực hiện ở thành phố Malang.

Bên cạnh đó, các thương hiệu Trung Quốc đầu tư nguồn lực vào cộng đồng địa phương, tạo ra nhiều việc làm và hơn hết, tuân thủ mọi yêu cầu của giới chức, trong đó có việc sản xuất 20% tổng số linh kiện trong nước. Trong khi Apple phải vật lộn để tuân thủ, Oppo và Vivo vẫn sống sót, ngay cả khi chính phủ nâng tỷ lệ này lên 30%.

Trong nỗ lực tạo thiện chí đối với người tiêu dùng Indonesia, Oppo lựa chọn nhân lực tại địa phương, hợp tác với các trường trung học và trường dạy nghề để tuyển dụng. Công ty cũng tài trợ nhà cầu nguyện cho những nhân viên theo đạo Hồi tại cả trụ sở chính và nhà máy. Theo Oppo, 35% lực lượng lao động trong nhà máy Tangerang mới đều là người địa phương.

Không dừng lại ở đó, viện trợ nhân đạo cũng nằm trong chiến lược xâm nhập Indonesia của các nhà sản xuất Trung Quốc. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2018, Vivo quyên góp 4 tỷ rupiah (270.000 USD) xây dựng nhà cho các nạn nhân. Thời kỳ đại dịch, hãng này cũng hỗ trợ lương thực thực phẩm cho Hội Chữ thập đỏ, từ đó được ngợi ca là “nguồn cảm hứng” cho nhiều doanh nghiệp. Trong khi đó, phía Oppo tặng nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân cho Cơ quan Đối phó Thảm họa Quốc gia Indonesia.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cảnh giác với công nghệ Trung Quốc. Chỉ 30% người dân Indonesia ủng hộ việc các nhà đầu tư đến từ đại lục mua cổ phần tại công ty địa phương, trong khi gần 50% quan ngại về an ninh quốc gia. Vào năm 2021, tờ báo lớn Kompas còn đưa ra cảnh báo rằng người Indonesia có thể gặp sự cố khi tải xuống các dịch vụ di động của Google trên điện thoại do Trung Quốc sản xuất.

Quốc gia mà vua điện thoại’ Apple, Samsung phải chịu thua Vivo, Xiaomi, iPhone bị người dân kỳ thị - Ảnh 2.

Tại Indonesia, Apple chưa bao giờ lọt top 5 thương hiệu chiếm phần lớn thị phần.

Mới đây nhất, nghiên cứu của 3 chuyên gia thuộc trường đại học Edinburg, Trinity College Dublin và Edinburg cũng cho thấy các smartphone Trung Quốc chứa rất nhiều phần mềm theo dõi người dùng trái phép.

Oppo OnePlus, Xiaomi và Oppo Realme là 3 dòng điện thoại được lựa chọn để nghiên cứu. Chúng được cho là đã gửi lượng lớn thông tin cá nhân (Personally Identifiable Information-PII) không chỉ cho bên thứ 3 mà cả những nhà cung cấp dịch vụ như Baidu.

Tuy nhiên, xét cho cùng, điện thoại thông minh Trung Quốc vẫn được ưa chuộng. Chiến lược tiếp cận người tiêu dùng địa phương đã giúp các hãng điện thoại thông minh Trung Quốc giữ trọn uy tín. Chính vì vậy, từ nay cho đến khi các đối thủ như Apple và Samsung bắt đầu tung ra các chiến lược hiệu quả hơn, có vẻ vị thế thống trị của đại lục đối với thị trường điện thoại thông minh Indonesia sẽ không sớm bị đe doạ.

Theo: Rest of world, The Register

Tin mới

Giá vàng thế giới trải qua tuần giao dịch nhiều biến động
50 phút trước
Giá vàng thế giới biến động bất nhất trong tuần giao dịch vừa qua, chi phối bởi sự lên xuống của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ. Trong khi đó, các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát mới của Mỹ.
iPhone 16 và cuộc cách mạng pin dễ tháo rời: Lắng nghe người dùng hay chạy theo luật chơi Châu Âu?
14 phút trước
Người dùng iPhone sắp được trải nghiệm việc thay pin dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, động thái từ Apple có phải là vì người dùng hay chỉ là bước đi "bắt buộc" trước luật chơi mới của Châu Âu?
Giá gạo Ấn Độ giảm vì phí vận chuyển tăng vọt
17 phút trước
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm trong tuần này do nhu cầu giảm bớt vì cước phí vận chuyển tăng vọt, trong khi giá gạo của Thái Lan giảm do giá cả cạnh tranh hơn từ Việt Nam.
1 loại củ giá rẻ bán đầy chợ Việt đang làm "điêu đứng" nền kinh tế quốc gia lớn thứ 5 thế giới, giá tăng 165% chỉ trong một năm qua
7 phút trước
Lệnh cấm xuất khẩu của quốc gia này đã đẩy giá hành tây tăng mạnh.
Xe bán tải điện VinFast xuất hiện tại Bình Dương
4 giờ trước
Ngày 29-6, VinFast tổ chức sự kiện lái thử xe điện VinFast tại Trường đua Đại Nam ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Khách có thể lái thử các mẫu xe VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội quyết định giảm 2% Thuế VAT, Vietnam Airlines được gia hạn nợ khoản vay 4.000 tỷ đồng
20 giờ trước
Với 95% số đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV, trong đó tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% cho các hàng hoá, dịch vụ trong thời hạn 6 tháng, kể từ 1/7/2024.
Xác thực khuôn mặt: Khách "khóc giở, mếu giở" và cách "ứng xử" bất ngờ của một ngân hàng
21 giờ trước
Bắt đầu từ thứ 2 (1/7) tới đây, quy định buộc phải xác thực khuôn mặt với giao dịch trên 10 triệu đồng/lần chính thức có hiệu lực. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại vẫn còn không ít khách hàng chưa xác thực thành công. Một ngân hàng "bất ngờ" thông báo làm việc cả thứ 7, chủ nhật để hỗ trợ khách hàng.
Giá USD hôm nay 29/6: Trong nước đồng loạt "hạ nhiệt" vào phiên cuối tuần
23 giờ trước
Giá USD hôm nay 29/6: Sau nhiều phiên liên tục tăng, tính đến 7h00 sáng nay, giá USD tại thị trường tự do đã bắt đầu "hạ nhiệt", giảm 10 đồng ở cả 2 chiều xuống mức 25.940 - 26.020 VND/USD (mua - bán).
Nhà thầu kiến nghị loạt nội dung mời thầu, Học viện Tài chính nói gì?
1 ngày trước
Gói thầu tư vấn có giá trị 1,6 tỷ đồng của Học viện Tài chính "vấp" phải kiến nghị cho rằng không phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu từ nhà thầu.