Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị "thổi bay" 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện "như cơm bữa"

27/11/2022 09:48
Xung đột Ukraine đã khiến hệ thống điện lưới của Moldova bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quốc gia này buộc phải nhanh chóng chuyển hướng nhập năng lượng từ các quốc gia châu Âu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng bất đắc dĩ

Nhóm nhân viên tại công ty điện lực của Moldova đã phải chạy hết hơi theo đúng nghĩa đen giữa các cuộc họp để đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất trong thời điểm này: duy trì nguồn điện của đất nước.

Với đội ngũ nhân viên chỉ có 17 người, Victor Binzari - quyền Tổng giám đốc Energocom - và hai cộng sự của ông đã phải chật vật tìm kiếm các nguồn năng lượng mới kể từ giữa tháng 10, khi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhằm vào Ukraine đã phá hủy các trạm biến áp cung cấp gần 1/3 lượng điện nhập khẩu của Moldova.

2/3 còn lại đã "biến mất" vào đầu tháng 11, sau khi Moscow giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho nước quốc gia nhỏ bé này, bị kẹp giữa Ukraine và nước thành viên NATO Romania.

Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị thổi bay 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện như cơm bữa - Ảnh 1.

Gần như chỉ sau một đêm, Moldova phải bắt đầu mua khoảng 80% điện năng và một nửa khí đốt tự nhiên từ châu Âu - quá trình chuyển đổi đột ngột nhất từ nguồn cung cấp năng lượng của Nga sang phương Tây đối với các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ.

Hôm 22/11, gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga đề cập tới việc cắt giảm nhiều hơn nữa nguồn cung cấp khí đốt kể từ ngày 28/11. Vào ngày 23/11, Moldova đã bị mất điện trong hai giờ sau khi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào Ukraine làm gián đoạn dòng chảy khẩn cấp từ châu Âu.

Chi phí năng lượng đã tăng gấp 3 lần hoặc hơn, thổi bay ước tính khoảng 8% GDP ở một trong những nền kinh tế nghèo nhất châu Âu và gây rủi ro chính trị.

"Cần hiểu rằng hầu hết mọi người không có khả năng chi trả, đó là một sự khác biệt rất lớn," ông Binzari trả lời phỏng vấn tại văn phòng của ông ở trung tâm Chisinau. Người đàn ông này tất bật giữa vô vàn cuộc họp và cuộc điện thoại khiến ông và các cố vấn mất ngủ.

Liên minh châu Âu cho biết họ sẽ tài trợ, nhưng tiền không phải là vấn đề duy nhất.

Tuyến cáp 400 kilovolt từ Romania - mà Moldova sử dụng để nhận hầu hết nguồn điện - vắt ngang hai bên biên giới với Ukraine trước khi chạm điểm cuối tại một nhà máy điện ở Transnistria, một lãnh thổ ly khai tách khỏi Moldova với sự giúp đỡ của quân đội Nga vào năm 1992.

Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị thổi bay 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện như cơm bữa - Ảnh 2.

Cho đến ngày 1/11, nhà máy điện chủ yếu chạy bằng khí đốt này - do Công ty Moldavskaya GRES thuộc sở hữu của Nga vận hành - cung cấp hơn một nửa lượng điện cho phần còn lại của Moldova.

Hiện tại, nó trở thành một trung tâm phân phối điện trên đường từ Romania đến Chisinau. Chỉ cần một tên lửa chính xác của Nga, hoặc chỉ cần một cú bật công tắc ở Transnistria, có thể cắt đứt đường năng lượng huyết mạch từ châu Âu tới Moldova.

Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị thổi bay 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện như cơm bữa - Ảnh 3.

Vụ mất điện toàn quốc hôm 24/11 là điều đã được dự báo trước. Theo Maciej Wozniak, một cố vấn người Ba Lan được cử đến giúp đỡ Energocom, dây cáp từ Romania có thể bị hỏng do hiệu ứng domino khi các cuộc tấn công bằng tên lửa làm gián đoạn lưới điện ở khu vực Odesa của Ukraine.

Chi phí năng lượng tăng chóng mặt

Các quốc gia trên khắp châu Âu đang phải vật lộn với giá năng lượng ngày càng tăng, nhưng không quốc gia nào chứng kiến ​​giá tăng nhanh như vậy - khi xét từ mức giá năng lượng cơ bản thấp hoặc được chi trả bởi người dân nghèo cho tới mức hiện tại. Wozniak cho biết sau 7 năm Ba Lan mới chuyển đổi giá năng lượng sang giá thị trường.

Moldova vẫn chưa phải chịu cảnh mất điện diện rộng như ở Ukraine. Nhưng Tổng thống Maia Sandu cho biết vào đầu tháng 11 rằng giá gas cho người tiêu dùng đã tăng gấp 6 lần trong 1 năm và các gia đình hiện đang chi tới 70-75% thu nhập của họ cho phí sinh hoạt.

Nga bác bỏ cáo buộc sử dụng năng lượng làm vũ khí. Công ty Gazprom đã đưa ra những lý do giải thích cho việc cắt giảm nguồn cung theo hợp đồng của Moldova vào tháng 10 và tháng 11 lần lượt là do yếu tố thương mại và vấn đề kỹ thuật. Theo Moldova, trong tháng này, khối lượng hàng được chuyển đã giảm 49% so với hợp đồng cung cấp ban đầu. Giải thích về nguy cơ cắt giảm thêm năng lượng, Gazprom cho biết Ukraine đang giữ lượng khí đốt quá cảnh dành cho Moldova.

Hôm 23/11, Giám đốc điều hành Moldovagaz Vadim Ceban cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng theo điều kiện thực tế, Moldova thiếu khả năng lưu trữ khí đốt khi không có người mua trong thời tiết ấm áp bất thường của tháng 10, nhưng sẽ lấy khí đốt khi nhiệt độ giảm.

Như tình hình xảy ra trước đây vào năm 2006, các tranh chấp của Gazprom với Ukraine (và giờ là Moldova) có thể dẫn đến việc cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị thổi bay 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện như cơm bữa - Ảnh 4.

Tatiana Savva, phó giám đốc Quỹ tài sản công của Moldova, người đứng đầu ban giám sát của Energocom và đã tham gia giúp đỡ Binzari, cho biết: "Đây không chỉ là cuộc chiến do các tướng lĩnh ở Ukraine tiến hành, đây còn là cuộc chiến kinh tế và thông tin".

Tuy nhiên, có những lý do để nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Moldova không trở thành hiện thực. Ví dụ, nếu Transnistria cắt nguồn năng lượng từ Romania, khu vực này có thể bị chặn tiếp cận thị trường EU đối với các mặt hàng như thép và hàng hóa xuất khẩu.

Hi vọng về nguồn năng lượng của Moldova vẫn chưa hoàn toàn bị dập tắt. Do vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào các mạng lưới năng lượng cũ từ thời Liên Xô, quốc gia này đột ngột phải mua các hợp đồng điện trên các sàn giao dịch châu Âu. Điều đó đòi hỏi phải mở các công ty con, văn phòng và tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, cũng như đăng ký giấy phép kinh doanh của Rumani trong vòng vài ngày.

Tatiana Savva cho biết: "Năm ngoái chúng tôi đã thực hiện 10 hợp đồng giao dịch. Trong hai tuần qua, chúng tôi đã ký được 30. Chúng tôi muốn có một nguồn cung cấp năng lượng đa dạng và một công ty có đầy đủ nhân viên, chứ không phải công ty với 17 người và một con chó như bây giờ."

Energocom cần rất ít nhân sự (vào tháng 1 có 12 người, sắp tới sẽ có 20 người) bởi vì cho đến năm nay, công ty này trải qua rất ít thay đổi kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991. Cách Moldova nhận các nguồn năng lượng vẫn như cũ, điện tới từ một nhà máy năng lượng, qua cùng số đường dây - như thời hàng chục năm trước.

Giải pháp đối phó rủi ro

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Constantin Borosan cho biết Moldova đã nhận thấy việc cắt giảm năng lượng của Nga sắp diễn ra. Cơ quan này đã mua và tích trữ nhiều xăng nhất có thể. Công ty cũng chuyển đổi các nhà máy sưởi ấm từ khí đốt sang dầu nặng, và thực hiện thêm hàng chục biện pháp khác. Ông nói, nhờ thời tiết ấm áp, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên đã giảm gần 50% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái và mức tiêu thụ điện giảm 14,4%.

Nhưng năng lượng rất khó để tích trữ và sự cố có thể mang tính "hủy diệt". Có thể lấy ví dụ tại nhà máy thủy tinh của Chisinau, ở ngoại ô thủ đô, nơi sản xuất chai rượu vang và rượu mạnh trên khắp châu Âu. Theo Giám đốc điều hành Ion Covrig, chỉ cần năm phút không có điện thì lò đốt của nhà máy phải ngừng hoạt động.

Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị thổi bay 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện như cơm bữa - Ảnh 5.
Quốc gia nghèo nằm sát Ukraine bên bờ khủng hoảng năng lượng: Bị thổi bay 8% GDP, mất điện toàn quốc dễ trở thành chuyện như cơm bữa - Ảnh 6.

"Chúng tôi sẽ phải mất 15 tháng và nhiều triệu đô la để sửa chữa lại lò để nó có thể khởi động lại," Covrig nói. Ông đã phải điều chỉnh theo chi phí năng lượng cao hơn so với một số đối thủ cạnh tranh ở châu Âu. Vụ mất điện hôm 23/11 đã khiến ông lo sợ khi nguồn điện giảm trong vài giây trước khi các nguồn điện dự trữ bắt đầu hoạt động.

Theo Victor Parlicov, trước đây là người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng của Moldova, cơ sở hạ tầng năng lượng của Liên Xô được xây dựng để giúp kết nối các vùng với nhau, đó là lý do tại sao cáp điện cao thế đến Romania lại đi qua biên giới với Ukraine một cách không cần thiết.

Đó cũng là lý do tại sao trước đây Liên Xô gắn Transnistria - một phần lãnh thổ chủ yếu nói tiếng Nga ở bờ đông sông Dniester - với Moldova khi thành lập nước cộng hòa lúc bấy giờ, và tại sao nhà máy điện và các ngành công nghiệp chính được đặt ở đó, ông Parlicov nói.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
6 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
6 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
7 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
7 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
8 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.