Quỹ bình ổn giá thép: Không phải ý kiến chính thức của Bộ Công Thươngicon

Liên quan đến đề xuất lập Quỹ bình ổn giá thép được Bộ trưởng Công Thương đề xuất nghiên cứu tại cuộc họp đó, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định "đề xuất này không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương".

Liên quan đến đề xuất lập Quỹ bình ổn giá thép được Bộ trưởng Công Thương đề xuất nghiên cứu tại cuộc họp đó, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định "đề xuất này không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương".

 

Trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 3/6 về vấn đề giá thép, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Ngay từ đầu năm 2021 giá thép (nguyên liệu, thành phẩm) tăng rất cao. Ngày 5/2/2021 Bộ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan tới tình hình cung cầu, biến động giá thép năm 2020 và dự báo tình hình 2021. Gần đây giá thép tiếp tục biến động cao, ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng, hoặc sử dụng thép là nguyên liệu đầu vào sản xuất.

Quỹ bình ổn giá thép: Không phải ý kiến chính thức của Bộ Công Thương
Giá thép thời gian qua tăng mạnh do chi phí đầu vào tăng quá cao và nhu cầu lớn. Ảnh: Lương Bằng

Ngày 8/5/2021 Phó thủ tướng Lê Minh Khái có ý kiến, trong đó có Bộ Công Thương báo cáo tình hình nhập khẩu, tiêu thụ thép, cũng như kiến nghị giải pháp kiểm soát giá mặt hàng này, ít nhất là làm giảm tác động làm tăng giá thép, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã họp với các doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, để nắm bắt tình hình, nghe đề xuất kiến nghị của các doanh nghiệp.

Liên quan đến đề xuất lập Quỹ bình ổn giá thép được Bộ trưởng Công Thương đề xuất nghiên cứu tại cuộc họp đó, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định "đề xuất này không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương".

Ngày 20/5/2021, Bộ Công Thương đã báo cáo chính thức gửi tới Chính phủ, các cơ quan liên quan đánh giá tình hình cung cầu thép, đánh giá giá thép tại Việt Nam, khu vực và đề xuất kiến nghị để hạ nhiệt giá thép để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Trong đó, theo Thứ trưởng Công Thương, các nội dung đề xuất chính thức của Bộ không có đề xuất kiến nghị về lập quỹ bình ổn thép.

Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội Thép và các doanh nghiệp thép tiết giảm chi phí đầu vào, sản xuất để hạ giá thành sản xuất; có biện pháp tăng tối đa công suất sản xuất thép trong nước để tăng nguồn cung, nhằm hạ giá thành. Đồng thời, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thép trong nước đang có nhu cầu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đề xuất và cũng đang thực hiện báo cáo Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và chủ động triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm thép, phù hợp các quy định thương mại, luật pháp quốc tế. Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời việc chống bán phá giá sản phẩm thép nhập khẩu...

Lương Bằng

Tin mới

Mỹ bất ngờ săn lùng một 'mỏ vàng' đắt đỏ của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu bằng cả thế giới cộng lại, thu về nửa tỷ USD kể từ đầu năm
2 giờ trước
Giá mặt hàng này sang Mỹ đã tăng đến 70% kể từ đầu năm do nguồn cung thiếu hụt.
Khách hàng Techcombank chú ý, các thiết bị này không thể truy cập ứng dụng ngân hàng từ ngày 11/5
3 giờ trước
Ứng dụng ngân hàng Techcombank Mobile sẽ chỉ hoạt động từ phiên bản 3.1.0 trở lên với hệ điều hành từ iOS 15 và Android 8.0 trở lên.
Lòng Chát Quán tại Hà Nội bất ngờ đóng cửa, nhiều người thắc mắc lý do liệu có liên quan tới lòng se điếu?
3 giờ trước
Giữa lúc cái tên "lòng se điếu" còn chưa kịp hạ nhiệt trên mạng xã hội, việc 2 cơ sở Lòng Chát Quán tại Hà Nội bỗng dưng đóng cửa khiến dân tình tiếp tục đặt dấu hỏi: Có chuyện gì đang diễn ra?
4 thiết bị nên rút phích cắm khi vắng nhà mùa hè để tiết kiệm điện
3 giờ trước
Những thiết bị "ngốn" điện âm thầm trong nhà bạn khi bạn đang tận hưởng kỳ nghỉ.
An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'
4 giờ trước
Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), các chuyên gia cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực diện rộng trên toàn châu Á.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

102.777.283 VNĐ / lượng

3,281.90 USD / toz

1.27 %

- 42.30

Bạc

SILVER

1.028.869 VNĐ / lượng

32.85 USD / toz

0.43 %

+ 0.14

Đồng

COPPER

267.911.548 VNĐ / tấn

467.85 UScents / lb

0.55 %

+ 2.55

Bạch kim

PLATINUM

31.433.834 VNĐ / lượng

1,003.75 USD / toz

0.21 %

+ 2.15

Nickel

NICKEL

409.517.120 VNĐ / tấn

15,766.00 USD / mt

0.53 %

- 85.00

Chì

LEAD

51.967.582 VNĐ / tấn

2,000.70 USD / mt

0.94 %

+ 18.70

Nhôm

ALUMINUM

62.887.346 VNĐ / tấn

2,421.10 USD / mt

0.51 %

+ 12.40

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thế giới nhiếu biến động, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
7 giờ trước
Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng tuần tới sẽ có những diễn biến khó lường khi phụ thuộc vào tình hình bất ổn định trên thế giới.
Thị trường ngày 10/5: Giá đồng loạt tăng trước thềm cuộc họp Trung-Mỹ
2 ngày trước
Giá dầu, vàng, cao su, cà phê và cả nông sản Mỹ đều tăng trước khi Mỹ và Trung Quốc tiến hành cuộc họp đàm phán về thuế quan vào cuối tuần.
Giá bạc hôm nay 8/5: bật tăng trở lại cùng giá vàng
08/05/2025 10:17
Giá bạc trong nước và quốc tế lấy lại sắc xanh sau khi giảm vào phiên trước đó.
Thị trường ngày 8/5: Giá vàng, dầu, đồng, cà phê giảm, quặng sắt và cao su tăng
08/05/2025 07:12
Giá dầu và vàng quay đầu giảm trở lại sau khi Fed kết thúc cuộc họp, USD mạnh lên và thị trường kỳ vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung giảm bớt. Trong khi đó, giá cao su cao nhất 3 tuần, quặng sắt cao nhất 2 tuần.