Quỹ này lớn hơn 60% so với quỹ liền trước, giá trị 9,3 tỷ USD được huy động năm 2017, đồng thời nâng tổng tài sản mà KKR quản lý tại châu Á lên 30 tỷ USD.
KKR cho biết quỹ mới sẽ nhắm mục tiêu và các "xu hướng tiêu dùng và đô thị hóa mới nổi", mua bán cổ phần (carve – outs) cũng như lập công ty mới (spinoffs).
KKR gia nhập thị trường châu Á vào năm 2005, công ty này đã trở thành một trong những nhà giao dịch hàng đầu trong đại dịch COVID-19. Các khoản đầu tư lớn nhất của KKR năm ngoái bao gồm một thỏa thuận giá trị 1,5 tỷ USD với Jio Platforms của Ấn Độ, công ty kinh doanh dịch vụ kỹ thuật số do tỷ phú Mukesh Ambani khởi xướng và một thỏa thuận trị giá 650 triệu USD với công ty bất động sản Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup của Việt Nam.
KKR cũng từng đầu tư hàng trăm triệu USD vào Masan Group cùng các công ty thành viên như Masan Consumer và Masan MeatLife.
Tại Nhật Bản, KKR hợp tác với Tập đoàn internet Rakuten để đầu tư vào chuỗi siêu thị Seiyu.
Trên toàn cầu, các quỹ đầu tư tư nhân đã huy động được 611 tỷ USD vào năm 2020, ít hơn so với 709 tỷ USD huy động vào năm 2019, theo Preqin. Nhưng quỹ mới cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang săn lùng lợi nhuận khi lãi suất vẫn ở mức thấp. KKR cho biết số vốn huy động với quỹ mới đã vượt quá mục tiêu ban đầu và "nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ một nhóm đa dạng các nhà đầu tư toàn cầu mới", bao gồm cả các nhà đầu tư châu Á.
Bản thân KKR đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD vào quỹ, công ty cho biết.