Quy hoạch chiến lược – “chìa khoá” cho sự phát triển của Quảng Ninh

03/05/2022 10:50
Đến cuối tháng 4/2022, Quảng Ninh đã cơ bản hoàn tất nội dung Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2012, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước mời những đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới như: McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkei, Nippon Koie (Nhật Bản)… đến nghiên cứu, lập quy hoạch và hai năm sau, 7 quy hoạch chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chính thức được tỉnh Quảng Ninh công bố dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ. Không gian phát triển của tỉnh được xác định là “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá”, trong đó tâm là TP.Hạ Long; tuyến phía Đông đến TP.Móng Cái hướng đến thị trường Đông Bắc Á, tuyến phía Tây đến TX.Đông Triều hướng tới Hà Nội và đồng bằng sông Hồng với Khu Kinh tế (KKT) ven biển Quảng Yên làm hạt nhân; hai mũi đột phá từ KKT Vân Đồn và KKT cửa khẩu Móng Cái… liên kết nội vùng, liên vùng trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

“Muốn phát triển tốt phải có quy hoạch tốt, muốn có dự án tốt phải có quy hoạch tốt, quy hoạch phải đi trước một bước”, Quảng Ninh coi các quy hoạch chiến lược là cơ sở, nền tảng để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, khơi thông các tiềm năng, khai thác thế mạnh của tỉnh và thu hút tối đa mọi nguồn lực đầu tư, đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Trong chuyến làm việc với Quảng Ninh đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá: “Quy hoạch “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá” này đã bắt đầu hình thành và chứng minh rằng quy hoạch đó là đúng đắn. Trên cơ sở này thì hạ tầng phải đi theo, như đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái xuyên suốt từ đông sang tây, tạo ra kết nối vùng. Và trên thực tế khi gắn kết lại với nhau thì sự phát triển là rất nhanh. Tại sao Quảng Ninh, Hải Phòng đúng là trở thành các cực tăng trưởng mới, là nhờ sự kết nối này”.

Tầm nhìn trong chiến lược phát triển bền vững đã giúp Quảng Ninh có nhiều bước tiến vượt bậc trong gần một thập kỷ qua, giữ đà tăng trưởng ổn định ở mức cao hàng đầu cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tiếp nối kết quả này, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, lựa chọn đơn vị tư vấn có uy tín, chất lượng hàng đầu thế giới và các chuyên gia trong nước. Quảng Ninh liên tục họp chuyên đề, khảo sát chuyên ngành, xin ý kiến tham gia của 19 đơn vị bộ, ngành Trung ương và 12 tỉnh, thành phố trong vùng và lân cận. Trong các buổi làm việc trực tiếp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nội dung đồ án quy hoạch của tỉnh đều được đánh giá cao.

“Đây là cơ hội để Quảng Ninh có thể làm tốt hơn từ cơ sở 7 quy hoạch trước đó. Quy hoạch này không chỉ nói đến phát triển mà phải nói đến cải thiện bố trí không gian hiện tại, tính toán cho cả hiện tại lẫn trong tương lai. Phải tạo ra những mục tiêu rõ ràng, các tiêu chí phải ở mức cao hơn, mang tầm quốc gia, quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Từ việc nhận diện rõ những mâu thuẫn, thách thức, Quảng Ninh xác định Quy hoạch tỉnh phải tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng tự chủ, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ… Một trong những mục tiêu trọng tâm đó là liên kết vùng nhờ đẩy nhanh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới không chỉ cho riêng Quảng Ninh mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đưa Việt Nam “gần hơn” với các thị trường trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á.

“Quảng Ninh ưu tiên cho việc tiếp tục liên kết để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược đảm bảo đồng bộ, liên thông tổng thể để thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hoá lãnh thổ. Sâu xa hơn nữa đó là định hình, hoàn thiện các hành lang giao thông để kiến tạo nên các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương”, ông Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định.

Đến nay, Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị báo cáo Hội đồng thẩm định, sớm trình Chính phủ phê duyệt. Vào năm 2030, Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành “tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế”./.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
50 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
9 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
17 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.