Quy hoạch nuôi cá tầm, cá hồi: Không để vỡ rồi mới xử lý

07/11/2019 11:39
Một số hộ dân tại huyện Sa Pa và Bát Xát (Lào Cai) tự ý xây dựng ao, bồn bể để nuôi cá nước lạnh mà không được địa phương cho phép.

Nguy cơ phá vỡ quy hoạch và nhất là rủi ro từ việc cạnh tranh nguồn nước… khiến người dân phải gánh chịu thiệt hại.

Nguồn nước - vấn đề tiên quyết

Cách đây khoảng 10 năm, ông Nguyễn Văn Lũy ở thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa) tận dụng diện tích ao hồ cạnh nhà, cải tạo thành 3 bể nuôi cá hồi. Có vốn, có kinh nghiệm ông Lũy mở thêm diện tích, hiện mỗi năm gia đình ông xuất bán từ 20 - 25 tấn cá hồi, trừ mọi chi phí lãi gần 2 tỷ đồng. Nhận thấy nuôi cá nước lạnh có lãi, các hộ trong thôn đã làm theo và hiện có 40 hộ gia đình xây bể nuôi cá. Tuy nhiên, việc tự phát xây quá nhiều bể nuôi cá dẫn đến tình trạng thiếu nước nhất là vào mùa khô.

Ông Lũy lo ngại, việc phát triển ồ ạt nuôi cá nước lạnh chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường nước. Mặc dù, con cá cho thu nhập cao, bà con học hỏi làm theo, nhưng phải định hướng chỗ nào nuôi được mới phát triển chứ làm chỗ không có nước thì bà con lại khổ.

Hồi tháng 5 vừa qua, Sa Pa thiếu nước trầm trọng, ngay cả nước sinh hoạt cũng không đủ. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc nuôi cá tầm, cá hồi bởi nước là điều kiện tiên quyết để nuôi được cá. Có trang trại bị thiệt hại nặng nề, số cá tầm, cá hồi chết lên tới 50 - 60 tấn vì thiếu nước.

Ngoài nguyên nhân phát triển ồ ạt, ông Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ NN-PTNT) – cho rằng, thiếu nước còn do biến đổi khí hậu, và do rừng không đủ để giữ được nước. Mưa xuống thì lũ lụt rất khủng khiếp, hết mưa thì chỉ vài ngày sau là nước cạn sạch. Mặt khác, nhiệt độ môi trường cao hơn trung bình mọi năm nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi cá hồi, cá tầm.

Quy hoạch nuôi cá tầm, cá hồi: Không để vỡ rồi mới xử lý - Ảnh 1.

Bể nuôi cá nước lạnh của một hộ dân ở Séo Mý Tỷ (Tả Van, Sa Pa, Lào Cai). Ảnh: KT.


Song đáng ngại là có hiện tượng chiếm dụng nguồn nước, đó là khi trang trại ở vùng thấp nuôi hiệu quả thì bà con tự phát làm trang trại trên đầu nguồn nên nguồn nước bị phân tán, ảnh hưởng đến trang trại dưới hạ nguồn – ông Hải cho biết.

Liên quan vấn đề này, ông Trần Chung Hưng – chủ trang trại nuôi cá tầm, cá hồi Song Nhi (Sa Pa) – cho biết, việc nuôi cá tầm, cá hồi tự phát của một số bà con ảnh hưởng đến nguồn nước của những hộ nuôi phía dưới là có, vì vậy trang trại của ông chủ động chọn nơi sử dụng nguồn nước riêng biệt.

“Các hộ dân ồ ạt tự nuôi cá tầm, cá hồi để phát triển kinh tế gia đình ngay cả cơ quan chức năng cũng khó có thể kiểm soát bởi bà con thiểu số ở nơi đó từ nhiều năm nay rồi” – ông Hưng nói.

Thắt chặt kiểm soát

Theo Sở NN-PTNT Lào Cai, quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 thể tích nuôi cá nước lạnh tại các vùng có tiềm năng là 54.500 m3, nhưng đến nay theo báo cáo của các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã có 55.720 m3.

Quy hoạch nuôi cá tầm, cá hồi: Không để vỡ rồi mới xử lý - Ảnh 2.

Bể nuôi cá hồi, cá tầm tại một trang trại ở Sa Pa. Ảnh: KT.


“Ở các huyện nằm trong quy hoạch của tỉnh đã có những biến động lớn về quy mô, thể tích, số lượng. Vì vậy, việc thực hiện quy hoạch tại các địa phương cần có sự rà soát, điều chỉnh nhất là đã có thêm huyện Mường Khương bắt đầu đưa cá nước lạnh vào nuôi” – ông Nguyễn Xuân Nhẫn – PGĐ Sở NN-PTNT Lào Cai, cho biết.

Còn theo ông Đặng Quốc Hùng - Chánh Thanh tra Sở NN-PTPT Lào Cai, hiện nay ở xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang (Sa Pa) và Dền Thàng (Bát Xát) có nhiều hộ dân tự ý xây một vài bể nhỏ nuôi cá hồi, cá tầm không có sự đồng ý của địa phương. Mặc dù, đồng bào thiểu số những nơi này còn khó khăn nhưng việc xử phạt vẫn thực hiện để răn đe, ngăn chặn tình trạng tự phát nuôi cá nước lạnh tràn lan như những năm trước.

Ở những hộ nuôi tự phát nhỏ lẻ, khi cá mắc bệnh, có trường hợp tự chữa cho cá bằng thuốc trong danh mục cấm khiến tồn dư hàm lượng kháng sinh trong cá cao. Cá của những hộ khác có thể bị lây bệnh do dùng chung nguồn nước.

Cùng quan điểm, ông Hưng cho rằng, khi dùng chung nguồn nước là nếu bể đầu nguồn xảy ra dịch bệnh thì có thể kéo theo dây chuyền, thiệt hại không chỉ là những người dân nuôi nhỏ lẻ mà cả những trang trại lớn cũng khó kiểm soát việc này.

Trước các vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Nhẫn – Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho rằng, phải rà soát, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, lưu ý nhất là huyện Sa Pa nơi thường xuyên bị thiếu nước trong sản xuất và nuôi thương phẩm cá nước lạnh.

Rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình sử dụng nguồn nước lạnh phục vụ nuôi thủy sản trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại các cơ sở nuôi. Kiểm tra, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm đối với các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước… Với những hộ nuôi nhỏ lẻ, ngoài tuyên truyền thì khuyến khích họ liên kết thành hợp tác xã hoặc liên kết với những đơn vị lớn để mua được thức ăn rẻ hơn, chăm sóc đúng quy trình, ổn định chất lượng và đầu ra.

Quy hoạch nuôi cá tầm, cá hồi: Không để vỡ rồi mới xử lý - Ảnh 3.

Ông Lưu Văn Quang là người đầu tiên nuôi cá nước lạnh tiêu chuẩn VietGAP ở Dền Sáng (Bát Xát, Lào Cai). Ảnh: KT.

Hiện, các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chú trọng đến công tác an toàn thực phẩm (ATTP). Trên địa bàn toàn tỉnh có 96 cơ sở các cơ sở lớn thì khoảng 20 cơ sở đã đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ sở nhỏ lẻ thực hiện cam kết ATTP với chính quyền cấp xã. Việc sản xuất theo quy chuẩn VietGAP được triển khai thực hiện tại 3 huyện có diện tích nuôi thương phẩm lớn là Sa Pa và Bát Xát, Bắc Hà đến nay có 8 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận…



Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
4 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
4 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
5 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Tân binh xe số 125cc trình làng: Đẹp như Honda Super Cup, ăn xăng 1,83 lít/100km - giá hấp dẫn
5 giờ trước
Mẫu xe này không chỉ gây ấn tượng nhờ giá cả phải chăng mà còn có những nâng cấp trang bị đáng tiền.
Ford Territory giảm 70 triệu đồng tại đại lý: Xe sản xuất 2025 nhưng giá rẻ hơn Mazda CX-5 2024
5 giờ trước
Nhiều đại lý Ford đang giảm giá 70 triệu đồng đối với Ford Territory mọi phiên bản.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.196.136 VNĐ / tấn

165.40 JPY / kg

4.75 %

+ 7.50

Đường

SUGAR

10.271.297 VNĐ / tấn

17.91 UScents / lb

2.18 %

- 0.40

Cacao

COCOA

219.734.345 VNĐ / tấn

8,447.00 USD / mt

8.92 %

+ 692.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

202.466.709 VNĐ / tấn

353.04 UScents / lb

3.28 %

+ 11.21

Gạo

RICE

16.039 VNĐ / tấn

13.55 USD / CWT

0.31 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.706.402 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.28 %

+ 2.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.423.210 VNĐ / tấn

293.75 USD / ust

0.12 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
5 giờ trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
6 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
7 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
10 giờ trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.