CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (UPCoM: NCP)dừng sữa chữa từ ngày 9/4 đến 17/6 làm doanh thu bị sụt giảm kéo theo khoản lỗ ròng 201,3 tỷ đồng. Đến quý III, công ty bị lỗ thêm 102 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 69 tỷ đồng, góp phần nâng lỗ lũy kế 9 tháng lên 303 tỷ đồng.
Công ty cho biết quý III thị trường vào mùa mưa nên không được huy động dẫn đến sản lượng thấp và vào kỳ sữa chữa thiết bị của nhà máy. Trong khi đó, công ty vẫn phải chịu các khoản chi phí cố định như khấu hao, lãi vay, chi phí phân bổ sửa chữa TSCĐ, chênh lệch tỷ giá. Hệ quả, quý III, Nhiệt điện Cẩm Phả bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh 102 tỷ đồng do doanh thu giảm 10,2% mà giá vốn cùng chi phí tài chính tăng lần lượt 5% và 65% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND) cũng lý giải quý III là giai đoạn mùa mưa, giá thị trường thấp, cộng thêm việc tách tổ máy số 4 thực hiện đại tu nên sản lượng điện phát không cao, sản lượng điện giao nhận quý III chỉ đạt 76% kế hoạch quý. Vậy nên, doanh thu và lợi nhuận mang lại từ thị trường điện không cao. Mặt khác, tỷ giá đồng USD biến động lớn, tăng 2,79% so với tỷ giá đầu kỳ làm chi phí chênh lệch tỷ giá đánh giá lại trong kỳ của công ty lên đến 142,7 tỷ đồng.
Theo BCTC quý III, doanh thu HND giảm 10% xuống 1.761,8 tỷ đồng; giá vốn tăng nhẹ khiến lãi gộp giảm 59% xuống 153 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty bị lỗ 148 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 106 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lãi 179,8 tỷ đồng, giảm phân nửa so với cùng kỳ năm trước.
Phải nhắc lại rằng, Nhiệt điện Cẩm Phả vốn và Nhiệt điện Hải Phòng có khoản nợ vay lớn lần lượt 4.490 tỷ đồng và gần 7.900 tỷ đồng tính đến cuối quý III, hàng quý phải gánh chi phí lãi vay hàng chục đến trên 100 tỷ đồng. Thế nên, sự sụt giảm trong doanh thu khiến các công ty này phải gánh chịu khoản lỗ lớn.
Với doanh nghiệp nhiệt điện có các khoản vay lớn thì tình hình càng tồi tệ hơn
CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (HoSE: BTP) và CTCP Nhiệt điện Ninh Bình (HNX: NBP) “ngậm ngùi” báo lỗ lần lượt 19,3 tỷ và 3,6 tỷ quý III trong khi hai quý đầu năm đều có lãi.
Doanh thu trong quý của Nhiệt điện Bà Rịa đạt 206 tỷ đồng, giảm 44% so cùng kỳ năm trước. Lãi gộp đạt 50 triệu đồng không bù đắp nổi chi phí tài chính 15,7 tỷ và chi phí quản lý 7,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu Nhiệt điện Ninh Bình giảm 11%, lãi gộp chưa đến ¼ cùng kỳ năm trước đạt 2,2 tỷ đồng. Mặc dù, NBP có thêm nguồn thu từ hoạt động tài chính 1,1 tỷ đồng nhưng chi phí quản lý lớn 6,9 tỷ đồng dẫn đến khoản lỗ ròng 3,6 tỷ đồng. Nhiệt điện Ninh Bình lý giải quý III mưa nhiều ở phía Nam nên sản lượng điện thấp hơn 11,53 triệu Kwh so với cùng kỳ năm trước, kéo theo doanh thu giảm 16,4 tỷ đồng làm lợi nhuận sụt giảm.
Quý III, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) ghi nhận doanh thu thuần thấp nhất trong 3 quý và giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước khi đạt 1.260 tỷ đồng; theo đó, lãi gộp đạt 170 tỷ, giảm 6% và cũng là mức thấp nhất trong 3 quý (quý I đạt 266 tỷ, quý II đạt 347 tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí tài chính giảm mạnh đã giúp lãi ròng công ty tăng nhẹ 8% lên 163 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận ròng trong giai đoạn này là 16,6%, tăng nhẹ so với mức 16,1% của năm ngoái nhờ chi phí lãi vay thấp hơn và lỗ tỷ giá giảm.
Tiền và tương đương tiền củaPPCgiảm từ 242,3 triệu USD ngày 31/12/2016 xuống 132,4 triệu USD ngày 30/09/2018 (tương đương 49,8% giá trị vốn hóa) do công ty trả trước 139 triệu USD nợ bằng đồng JPY trong năm 2017. Điều này đã giúp giảm tỷ lệ đòn bẩy xuống còn -0,2 lần và qua đó tránh được rủi ro liên quan đến tỷ giá VND/JPY.
Tại thời điểm cuối quý III, PPC có nợ vay chưa tới 1.000 tỷ đồng và 1.400 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.