Leon G. Cooperman (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1943) tại thành phố NewYork. Ông là một nhà đầu tư tỷ phú - quản lý quỹ phòng hộ nổi tiếng tại nước Mỹ. Đồng thời ông cũng là chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Omega Advisors, một công ty tư vấn đầu tư nổi tiếng có trụ sở tại New York đang quản lý hơn 4,3 tỷ đô la tài sản bao gồm cả tài sản cá nhân của ông.
Tuổi thơ của ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ba ông là một công nhân thợ hàn ở góc phố quận South Bronx, ngoại ô của thành phố New York tráng lệ. Trong hồi kí tuổi thơ mình, ông đã nhiều lần nhớ lại những bữa cơm thiếu thốn bữa đói bữa no của gia đình mình nên ngay từ lúc còn nhỏ, Leon Cooperman có ước mơ học hành thành đạt và thoát nghèo. Nỗ lực học tập của cậu học sinh nghèo đã được đền đáp bằng học bổng toàn phần tại trường Hunter College.
Sau khi tốt nghiệp những năm giữa thập niên 1960, Cooperman bắt đầu công việc đầu tiên là xin làm kỹ sư kiểm soát chất lượng cho hãng máy Xerox. Từ kinh nghiệm thực tế khi được học và làm việc, Leon Cooperman tiếp tục đầu tư học thạc sĩ tại trường kinh doanh Columbia.
Ngay sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Leon được nhận vào làm việc tại Goldman Sachs. Ở đó, công việc của ông là thực hiện các nghiên cứu đầu tư trong bộ phận quản lý tài sản của công ty. Với năng lực làm việc xuất sắc, Leon nhanh chóng được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch và CEO của công ty quản lý tài sản Goldman Sachs Management.
Cuối năm 1991, sau 25 năm gắn bó với đại gia tài chính này, Leon quyết định nói lời chia tay. Thời điểm đó, cái tên Leon Cooperman đã khá đình đám ở Phố Wall với nhiều thương vụ đầu tư thành công lớn. Rời Goldman Sachs, Leon thành lập Omega Advisors, một quỹ đầu tư trị giá gần 3,4 tỷ USD tại New York.
Quỹ này chuyên đầu tư vào các tài sản công trong nước và trên thị trường đầu cơ. Chiến lược của Leon Cooperman là tập trung đầu tư vào các tài sản có giá trị đồng thời với việc chọn lọc danh mục đầu tư theo lĩnh vực dựa trên một phân tích căn bản cả ngắn hạn và dài hạn. Ông sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên để xây dựng danh mục đầu tư của mình.
Quỹ do ông sáng lập và đứng đầu, nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ ông đã từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp hai lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.
Cooperman cũng chia sẻ phong cách đầu tư của ông chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu Large và Mid Cap tiềm năng. Trong suốt giai đoạn ông trực tiếp điều hành, quỹ của ông luôn đạt tỉ suất sinh lời 30% mỗi năm.
Giờ đây, khi đã ở tuổi ngũ tuần, ngoài công việc đầu tư yêu thích ông còn dành phần lớn thời gian hơn cho người vợ thân yêu và gia đình của mình bằng cách dành hầu hết khung thời gian tối và mỗi tháng tổ chức một chuyến đi du lịch để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn.
Bí quyết có được những thành công như hiện nay, ông đã chia sẻ các nguyên tắc đầu tư của bản thân trong một bài phỏng vấn với tạp chí Blomberg chỉ gói gọn trong những điều cơ bản dưới đây:
Coi đầu tư là một việc nghiêm túc
Có đến 95% nhà đầu tư luôn luôn mua cổ phiếu ở mức giá cao nhất. Lý do đơn giản bởi họ không biết chọn thời điểm nào để mua mà chỉ mua dựa trên tin báo hay những tin đồn được "rò rỉ". Chỉ có 5% nhà đầu tư biết cách chọn lúc mua ở giá thấp. Vì vậy, có đến 95% người bị lỗ và chỉ có 5% người kiếm được lợi nhuận. Đầu tư đúng thì làm giàu, đầu tư kiểu đánh bạc chắc chắn sẽ bị cháy túi.
Cooperman tin tưởng rằng con đường dẫn tới thành công đích thực trên thị trường chứng khoán đó là cống hiến toàn bộ thời gian và tâm trí cho công việc này bởi đây là một môi trường đầy những thách thức to lớn. Ông coi việc giao dịch cổ phiếu khó ngang với việc cố gắng trở thành một bác sĩ hoặc luật sư giỏi. Đơn giản là bạn phải dành toàn bộ thời gian của mình để theo đuổi nghề nghiệp mình đã lựa chọn. Giao dịch trên thị trường cũng giống như làm việc trong những nghề cao quý khác yêu cầu bạn phải thận trọng cao độ.
Xác định đặc tính của vốn đầu tư
Yếu tố quyết định lớn tới thành công. Theo đó, nhà đầu tư cần xác định rõ đặc tính nguồn vốn của mình: nhiều hay ít, ngắn hay dài, có dùng đòn bẩy tài chính không, nếu dùng thì chọn vay từ công ty chứng khoán hay vay vốn người quen?… Từ đó mà vạch ra kế hoạch đầu tư và thực hiện.
Đương nhiên, nếu nguồn vốn là dài hạn, nhà đầu tư có thể chủ động đầu tư và không bị vỡ kế hoạch giữa chừng do bị rút vốn sớm hơn kế hoạch, tức ít rủi ro hơn nguồn vốn ngắn hạn. Còn quy mô vốn lớn hay nhỏ đều có những lợi thế riêng
Khi sự việc không diễn ra đúng như dự kiến ban đầu hãy đánh giá nghiêm túc lại
Khi nhà đầu tư mắc sai lầm trong lần mua đầu tiên và rõ ràng là tình trạng thực tế của công ty đó ngày càng chênh lệch cũng như không thuận lợi như lúc ban đầu, thi cách giải quyết đúng đắn nhất trong trường hợp này là hãy thành thật với chính mình.
Vì nếu bán lỗ một cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ cảm thấy bế tắc và có thể nghi ngờ khả năng của bản thân. Do đó, họ sẽ trì hoãn hoặc hy vọng vào một phép màu xảy ra với cổ phiếu. Nếu chúng ta thành thật với bản thân và cắt lỗ kịp thời, không những giới hạn số tiền bị mất mà còn giải phóng khoản vốn để đầu tư vào nơi khác sinh lời hơn.
"Nhưng khi giá cổ phiếu đang ở trên đỉnh cũng như thị trường ở trạng thái bong bóng trong khi bạn đang suy giảm lòng nhiệt huyết với cổ phiếu, bạn có thể bán".
Hãy can đảm sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình
Nếu bạn đưa ra một kết luận từ các số liệu thực tế và nếu bạn biết sự suy xét của bạn là hợp lý, thì hãy hành động theo điều đó – ngay cả khi người khác còn phân vân hoặc có ý kiến khác. "Không phải bạn đúng hay sai chỉ vì đám đông không đồng ý với bạn. Bạn đúng vì số liệu và lập luận của bạn đúng." Tương tự như vậy, trong thế giới của đầu tư kinh doanh, sự can đảm trở thành một phẩm chất tối thượng sau khi bạn đã có được tri thức cần thiết và óc suy xét đã được thử thách.