Quyền lực định giá dầu chuyển từ châu Âu sang châu Á?

16/03/2023 07:05
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Nga và Iran đã khiến dòng chảy nhiên liệu giá rẻ chuyển sang châu Á và trong quá trình này làm xói mòn xu hướng kéo dài hàng thập kỷ, theo đó châu Á đã phải trả giá mua năng lượng đắt hơn so với châu Âu.
Quyền lực định giá dầu chuyển từ châu Âu sang châu Á? - Ảnh 1.

Các nhà phân tích và quan chức chính phủ từ các nước tiêu dùng năng lượng sử dụng thuật ngữ “ Asian premium ” (mức cộng giá dầu châu Á), nghĩa là mức giá cao hơn mà các nhà nhập khẩu châu Á phải trả (so với châu Âu) cho các nhà xuất khẩu dầu lớn, chẳng hạn như các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Đối với châu Á, mức cộng này giảm tương đương với một biện pháp kích thích kinh tế, làm nổi bật một hậu quả không mong muốn khác của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu của Nga. Điều đó cũng dẫn đến việc người châu Âu phải tăng số tiền trả cho khí đốt tự nhiên mà họ mua vào.

Ole Hansen, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa của Saxo Bank, cho biết: “Có thể nói rằng một số người tiêu dùng lớn ở châu Á, đáng chú ý nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, là những người được hưởng lợi lớn từ các lệnh trừng phạt”.

Theo dữ liệu của Kpler, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga bán lượng dầu thô cho châu Á trong năm tính đến tháng 1/2023 nhiều hơn gấp đôi mức bình thường. Iran, dù đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, đã đẩy mạnh xuất khẩu lên mức cao nhất trong 3 năm, với Trung Quốc là người mua lớn nhất, theo một số ước tính.

Quyền lực định giá dầu chuyển từ châu Âu sang châu Á? - Ảnh 2.

Dòng chảy dầu thô sang châu Á.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, đối với hỗn hợp dầu xuất khẩu chủ chốt của Nga là Urals, trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine đã được bán ở châu Âu với giá thấp hơn (gọi là giá trừ lùi – discount) vài USD/1 thùng so với giá dầu Brent – được xác định là giá tham chiếu cho toàn cầu, nhưng có lúc giá bán cho khách hàng châu Á với giá thấp hơn 24 USD. Một số nguồn tin trong ngành cho biết mức chênh lệch này hiện đang được thu hẹp về mức 10-15 USD/thùng.

Ngay cả với mức chiết khấu khoảng 15 USD/thùng, một nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ xử lý 200.000 thùng mỗi ngày sẽ tiết kiệm được 3 triệu USD mỗi ngày cho việc mua dầu thô so với đối thủ châu Âu. Trên cơ sở hàng năm, khoản tiết kiệm sẽ là trên 1 tỷ đô la.

Hardeep Singh Puri, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ, hồi đầu tháng 2 cho biết nước này sẽ tiếp tục mua dầu từ Nga nếu giá "tiếp tục tốt".

Từ người chấp nhận giá trở thành người quyết định giá

Mức cộng giá dầu châu Á bắt đầu có từ khi các nước sản xuất bắt đầu đưa ra giá dầu thô của họ vào những năm 1980, và giá này có thể cao hơn đối với các khách hàng ở châu Á, những người phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu, khiến họ trở thành những người phải chấp nhận giá.

Những người mua dầu ở châu Á trước đây đã có những nỗ lực để giảm mức cộng, đầu tư vào năng lực lọc dầu để thúc đẩy nhu cầu và cải thiện sức mạnh của họ trong đàm phán.

Saudi Arabia và các nhà xuất khẩu hàng đầu khác đã phản ánh xu hướng thay đổi hiện tại về giá bán chính thức (OSP) thấp hơn đáng kể, được thể hiện dưới dạng chênh lệch so với giá tham chiếu ở các khu vực.

Trong 3 tháng tính đến tháng Hai, Saudi Arabia đã giảm giá dầu Arab Light hàng đầu của mình cho người mua châu Á - mặc dù đã tăng giá dầu thô giao vào tháng Tư – bốc xếp vào tháng Ba.

Mặc dù vậy, kể từ tháng 11/2022, Saudi Arabia đã hạ mức cộng đối với dầu Arab Light bán ở châu Á xuống 3,35 USD/thùng. Chênh lệch giá bán dầu tới châu Âu cơ sở Ras Tanura đã tăng thêm 10 US cent/thùng so với cùng kỳ trong cùng kỳ năm trước.

Các nhà xuất khẩu lớn khác của OPEC là Iraq và Kuwait cũng đã giảm OSP của họ sang châu Á kể từ tháng 11/2022. Iraq, quốc gia duy nhất trong số hai quốc gia cũng phát hành giá cho châu Âu, đã hạ mức chênh lệch giá đối với dầu Basrah Trung bình và Nặng cho khách hàng châu Á, đồng thời tăng chênh lệch giá đối với khách hàng châu Âu.

“Trước là Iran, và bây giờ thêm cả Nga ngày càng cạnh tranh về giá và các nhà sản xuất Trung Đông khác phải điều chỉnh giá của họ cho phù hợp - kết quả là giá bán tương đối cao hơn cho khách hàng châu Âu,” ông Hansen cho biết.

Châu Âu mất nguồn cung dầu

Ấn Độ nằm trong số những nước đã phàn nàn về mức cộng mà châu Á phải trả cho các nhà xuất khẩu dầu lớn.

Jorge Montepeque, người đã từng làm việc tại S&P Global Platts trong nhiều thập kỷ, cho biết: “Người châu Á từng có ít lựa chọn về hơn so với phần còn lại của thế giới vì họ cần trả giá cao để thu hút dầu xuất khẩu đường dài”. "Vì vậy, theo định nghĩa, người châu Á phải trả thêm tiền, trong khi châu Âu và châu Mỹ có nguồn cung cấp tại chỗ."

Giờ đây, với việc châu Âu mất nguồn cung cấp dầu thô của Nga, lục địa này cần phải hút dầu từ các mỏ xa hơn và "về lý thuyết, việc Trung Đông định giá sẽ trở nên bất lợi cho người châu Âu".

Giá dầu thô Arab Light, theo ước tính dựa trên dữ liệu của Refinitiv, ở châu Âu đã tiến gần đến mức ngang giá và đôi khi vượt quá giá ở châu Á vào năm 2023. Trong khi đó, vào năm 2021 và đầu năm 2022, giá ở châu Á chủ yếu ở mức cao, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Quyền lực định giá dầu chuyển từ châu Âu sang châu Á? - Ảnh 3.

Giá dầu thô Light Saudi Arabia tại Châu Á và châu Âu.

 

”Không có thị trường tự do”

Neil Atkinson, một nhà phân tích độc lập và cựu quan chức cấp cao của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết sự sụt giảm xuất khẩu dầu từ Nga tới phương Tây và dầu bán cho Ấn Độ với giá chiết khấu đang khiến mức cộng giá dầu châu Á giảm xuống.

Ông nói: “Những kiểu mẫu bình thường về mức cộng hoặc mức chiết khấu giá dầu bán ở châu Á không thực sự được áp dụng vào lúc này”. "Hoàn cảnh thật phi thường. Về cơ bản, chúng ta không có thị trường tự do mà chúng ta sẽ có trong thời gian bình thường."

Trong một ví dụ khác về thị trường dầu thô châu Âu phải chịu giá cao hơn, dầu thô Johan Sverdrup của Na Uy vào ngày 16 tháng 2 đã được chào bán với giá cao hơn so với dầu Brent, trái ngược với mức trừ lùi 5,15 USD vào cuối tháng 11. Không rõ liệu dầu đó có tìm được người mua hay không?

Sverdrup, mỏ dầu sản xuất lớn nhất châu Âu, ra mắt thị trường vào năm 2020. Ban đầu, hầu hết các chuyến dầu từ mỏ này được chuyển đến châu Á.

Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, hầu hết các chuyến hàng của Sverdrup vẫn ở châu Âu và đã thay thế dầu Urals của Nga cho nhiều nhà máy lọc dầu.

Về dài hạn, xu hướng hiện tại có thể sẽ thay đổi trở về như cũ. Nếu cuộc chiến tranh ở Ukraine kết thúc, dòng chảy dầu thô Nga tới châu Âu có thể sẽ được khôi phục.

"Một khi chiến tranh kết thúc, tôi tin rằng một số hoạt động bình thường sẽ quay trở lại và cuối cùng các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ cho phép Nga cạnh tranh bình đẳng để giành khách hàng", ông Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết.

Tham khảo: Reuters

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
27 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
28 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
4 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
39 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
26 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.971.408 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.958.870 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.589.338 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.478 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.186.857 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.168.693 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lại tăng dựng đứng
15 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
Trung Quốc nhập hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: diện tích trồng gấp 14 lần, có bao nhiêu mua bấy nhiêu
16 giờ trước
Trung Quốc là nhà xuất khẩu số 1 thế giới nhưng vẫn mua mặt hàng này từ Việt Nam.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
19 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.