"Rác ảo" hoành hành, ai có lỗi?

08/06/2019 09:58
"Cuộc sống đã đi vào không gian mạng rất nhiều và gây ra những hệ lụy có thực rồi" - Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời câu hỏi của các đại biểu tại Quốc hội

Google, Youtube vẫn còn "mắt nhắm mắt mở" với nhiều sai phạm

Trong 2 năm vừa qua, Google đã hợp tác tích cực với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Bộ. So với Facebook thì Google tích cực hơn hẳn. Với con số lên tới 8.000 clip độc hại, Google đã đáp ứng đến 90% yêu cầu, trong 6 tháng đầu năm nay là trên 95%. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình trạng các clip xấu độc vi phạm pháp luật được đăng tải trên nền tảng này vẫn còn rất nhiều và có chiều hướng gia tăng.

Qua rà soát của Bộ TT&TT, hiện nay trên Youtube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật. Mặc dù trong thời gian vừa qua Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clip xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên Youtube còn rất nhiều bất cập nên việc ngăn chặn gỡ bỏ này như "cóc bỏ đĩa".

"Gỡ 8.000 clip xấu độc phải mất năm rưỡi, nhưng đăng lại 55.000 clip thì rất nhanh!"

Lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT

Lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT cho biết: "Bộ lọc của Youtube hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn kẽ hở để người sử dụng đăng tải nội dung vi phạm núp dưới những tiêu đề, chuyên mục không vi phạm. Hơn nữa, cơ chế kiểm duyệt của Youtube vẫn còn đang phụ thuộc vào hậu kiểm, tức là người dùng có thể đăng thoải mái, khi phát hiện ra sai phạm thì mới thẩm định xem xét, gỡ bỏ. Quy trình như vậy là rất mất thời gian". 

Rác ảo hoành hành, ai có lỗi? - Ảnh 2.

Youtube cũng không có biện pháp ngăn chặn người dùng đăng lại những clip vi phạm đã bị bóc gỡ theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Khi Cục yêu cầu gỡ Khá Bảnh thì người khác vẫn có thể đăng lại được (Google gỡ ngay trong 6 giờ nhưng lại không cấm đăng lại). Ngoài ra, họ vẫn cho phép bật tính năng suggest cho những kênh, clip xấu độc, khiến các nội dung xấu độc chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên Youtube (0,1%) nhưng lại bị phát tán, lan truyền rất mạnh mẽ. 

"Một người từng xem clip độc thì lại tiếp tục được gợi ý clip độc!" - Lãnh đạo này nhấn mạnh.

Đầu năm 2017, Bộ TT&TT đã phát hiện tình trạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu độc, phản động vi phạm pháp luật Việt Nam phát trên mạng xã hội YouTube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google. Đặc biệt, dòng tiền quảng cáo này lại được Goolge chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc.

Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quảng cáo; là nguy cơ đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến sự an toàn, uy tín của các thương hiệu, doanh nghiệp. Việc tái diễn tình trạng này cho thấy các biện pháp khắc phục của Google không giải quyết được triệt để những vi phạm này, gây rủi ro các thương hiệu khi quảng cáo trên YouTube. 

Mua quảng cáo trực tiếp là vi phạm pháp luật!

Hành vi này vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ: "Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”.

Thế nhưng, bản thân Google và Youtube đã không chủ động kiểm soát việc đăng phát quảng cáo của các đối tác (nhãn hàng, thương hiệu) trên nền tảng Youtube khiến tình trạng quảng cáo bị gắn vào các clip xấu độc tái diễn trở lại và hông báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

"Người mua quảng cáo cũng "khoán trắng" cho Google, chỉ chọn sao quảng cáo hướng đúng mục tiêu không quan tâm vị trí hiển thị quảng cáo."

Lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT

Khảo sát thực tế cho thấy, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân kinh doanh trên mạng Internet ở trong nước đang có xu hướng lựa chọn hình thức mua quảng cáo trực tiếp, không thông qua đại lý quảng cáo để giảm chi phí trung gian khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình.

Sáng tạo, quản lý nội dung thiếu trách nhiệm?

Trào lưu làm nội dung để được chia sẻ tiền quảng cáo, đặc biệt trong 2 năm gần đây nở rộ. Việt Nam có nhiều youtuber được chia sẻ tiền quảng cáo. Theo Báo cáo của Youtube gửi Bộ TT&TT, hiện nay có rất nhiều nội dung vi phạm đến từ Việt Nam, chủ yếu do các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam làm ra. 

"Đầu tiên, họ làm kênh clip với mục đích tốt nhưng sau đó sai phạm để câu được nhiều view hơn, do nhiều view thì nhiều tiền hơn" - Lãnh đạo Cục cho biết. Có thể nói, một bộ phận các nhà sáng tạo nội dung Youtube đã vị view làm "mờ mắt". 

Rác ảo hoành hành, ai có lỗi? - Ảnh 4.

Trong công tác quản lý, các MCN (các công ty được Youtube ủy quyền quản lý nhà sản xuất nội dung ở Việt Nam) quản lý khoảng 6.000 kênh Youtube tiếng Việt. Nhìn chung các MCN quản lý khá tốt các kênh trong mạng lưới của họ vì nắm được đầy đủ thông tin chủ kênh (ID, tài khoản ngân hàng, mã số thuế,...), hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước. Khi xảy ra sai phạm, họ thực hiện ngay yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc ngăn chặn gỡ bỏ nội dung vi phạm và xử lý đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, qua rà soát của Cục PTTH&TTĐT, hiện Youtube đang trực tiếp quản lý 130 nghìn kênh tiếng Việt. Cục nhận thấy sai phạm trên Youtube chủ yếu đến từ 130.000 kênh Tiếng Việt do Youtube trực tiếp quản lý. Bản thân các MCN cũng chưa quản lý chặt chẽ nội dung do các chủ kênh trong mạng lưới đăng tải. Chưa phát huy vai trò xây dựng những nội dung tích cực, lành mạnh trên Youtube mà có xu hướng chạy theo các nội dung vô bổ, ít tính giáo dục để câu view, câu like từ đó nhận được nhiều tiền quảng cáo. Đồng thời, họ cũng chưa nhận thức đầy đủ vai trò quản lý chặt chẽ nội dung trong mạng lưới đa kênh của mình.

Quét rác sao cho sạch?

Đối với Youtube, Google, Cục PTTH&TTĐT yêu cầu Youtube định danh các kênh Youtube tiếng Việt và chỉ kênh được định danh và không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật thì mới có thể xem xét chia sẻ tiền quảng cáo (phải có mã số thuế). Đối với kênh đã bị Bộ TT&TT thông báo vi phạm thì không được chia sẻ tiền quảng cáo. Bộ TT&TT đang phối hợp với Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ dòng tiền quảng cáo trên Youtube và Google.

Đồng thời, Bộ cũng sẽ yêu cầu Youtube bỏ tính năng suggest đối với các kênh mà Bộ TT&TT đã thông báo vi phạm, bổ sung cơ chế không cho người dùng đăng lại clip vi phạm đã bị gỡ bỏ trước đây. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT trong việc phối hợp ngăn chặn gỡ bỏ với các clip, kênh vi phạm (ảnh hưởng đến túi tiền mới đủ tính răn đe) và nghiên cứu mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại Việt Nam để chăm sóc khách hàng tại Việt Nam (người dùng, nhãn hàng, thương hiệu, quảng cáo ....) và thực hiện các nghĩa vụ về thuế và quản lý nội dung đối với nhà nước. 

"Google doanh thu 150 triệu USD ở Việt Nam nhưng không chăm sóc khách hàng Việt Nam hay thực hiện nghĩa vụ thuế. Có công bằng không?"

Lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT

Với các đại lý quảng cáo, cần yêu cầu họ chủ động rà soát, tuyệt đối không quảng cáo trong các clip Youtube có nội dung xấu độc. Người mua quảng cáo phải tuyệt đối tuân thủ việc không mua quảng cáo trực tiếp với Youtube, Google, chấp hành nghiêm quy định Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ, yêu cầu đại lý quảng cáo không được đăng phát quảng cáo của nhãn hàng, thương hiệu của công ty mình trên các clip xấu độc vi phạm pháp luật trên Youtube.

Cục PTTH&TTĐT cho biết sẽ lập danh sách các nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp kiếm tiền trên Youtube để quản lý khoảng 15.000, trong đó có 6.000 trong MCN Phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế,... xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Hiện nay, các MCN đã báo cáo đầy đủ toàn diện về hoạt động hợp tác của công ty với Youtube. Cục cũng yêu cầu MCN cung cấp thông tin chi tiết của các kênh Youtube nằm trong mạng lưới, phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT. 

"Trong không gian mạng có rác mà không dọn thì ảnh hưởng đến não người. Do vậy, vấn đề trước mắt là phải thực hiện quét rác."

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Bản thân người dùng mạng xã hội cũng không vô can trong vấn đề này. Để dọn rác của mình và không xả rác ra xã hội, cần tập trung vào “3 trách nhiệm”: Thứ nhất là có trách nhiệm với nội dung đăng tải và bình luận trên Mạng xã hội. Thứ hai, cần có trách nhiệm khi chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng có khả năng gây hại đến người khác hoặc cộng đồng. Và cuối cùng là có trách nhiệm đính chính thông tin mà chia sẻ sai và phản bác những thông tin sai sự thật.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
8 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
4 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
5 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
6 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
6 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
23 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.