Rác tồn ở cảng: Chuyện “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”!

25/06/2018 13:06
Có đến gần 28.000 container “rác” ngoại đang tồn đọng ở cảng biển của Việt Nam. Việc này đã gây nên sự lo lắng trong dư luận, cùng sự bức xúc từ nhiều chuyên gia kinh tế, môi trường.

Mới đây, Chính phủ vừa yêu cầu bốn Bộ Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Công Thương và Giao thông Vận tải khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động mua bán, chế biến phế liệu nhằm đảm bảo an toàn môi trường.

Rác tồn ở cảng: Chuyện “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”! - Ảnh 1.

Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiện. Ảnh: Anh Quân.

Thực tế, chuyện nhập khẩu rác không phải là vấn đề mới mẻ, xa lạ gì cả. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia có chính sách, quy định nhập khẩu các loại phế liệu với những mục đích khác nhau. Nhưng suy cho cùng đều nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển và dân sinh, điển hình là hai nước Thụy Điển và Trung Quốc.

Thứ nhất, chuyện về quốc gia "thèm" nhập rác. Đó là Thụy Điển - một điểm sáng, quốc gia đi đầu trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Ở Thụy Điển, chuyện mỗi hộ gia đình có đến 6-7 loại thùng rác trong nhà để phân loại rác từ nguồn là điều khá bình thường.

Ngoài chuyện bảo vệ môi trường có sự phối hợp từ ý thức của người dân, công nghệ xử lý rác thải hiện đại và hiệu quả cũng là điểm đáng chú ý của quốc gia Bắc Âu này. Hệ thống đã giúp cho Thụy Điển trở thành nước đầu tiên trên thế giới tái chế được đến 99% lượng rác thải của mình. Chỉ có 1% rác từ các hộ gia đình bị thải ra môi trường.

Thứ hai, nói về Trung Quốc, cường quốc này bắt đầu nhập khẩu phế liệu từ thập niên 1980 để phục vụ cho ngành sản xuất tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Theo đó, một ngành công nghiệp tái chế rác thải quy mô lớn đã hình thành, nhưng việc xử lý không phù hợp và thiếu cơ chế giám sát hiệu quả góp phần đã dẫn tới ô nhiễm nghiêm trọng.

Do đó, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố dừng nhập 24 loại phế liệu bắt đầu từ năm 2018, Việc này khiến cho nhiều nước, trong đó có Mỹ, EU… đã rơi vào thế bí.

Song song  với việc Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu rác thải, phế liệu từ nhựa, nylon. Thì một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan cho thấy tình hình nhập khẩu phế liệu tăng mạnh - một dấu hiệu cho thấy dòng phế liệu đã chuyển hướng đi.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, cả nước có 928 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, với 49.200 tờ khai, gần 28.000 container rác ngoại đang tồn đọng ở cảng biển.

Nhiều chuyên gia kinh tế lẫn môi trường đều cho rằng, nguyên nhân tồn đọng lượng lớn giấy và nhựa phế liệu tại một số cảng ở Việt Nam là do chính sách siết chặt, không tiếp nhận nhập khẩu hàng phế liệu từ Trung Quốc và một số quốc gia trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, nguyên nhân lớn hơn chính là xuất phát từ lòng tham của doanh nghiệp Việt. Vì lòng tham, vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp trong nước đã biến các cảng biển của Việt Nam thành bãi đáp rác thải, nhận tiền từ nước ngoài chở rác về đổ đấy.

GS Phạm Phố nhận định, đây là kẽ hở pháp lý, là sự tắc trách trong khâu cấp phép, quản lý khiến Việt Nam phải hứng chịu hậu quả: “Trước đây, Trung Quốc nhập rác thải từ các nước về tái chế lại rất nhiều, gần đây, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu 24 loại rác thải từ nước ngoài vì lo ngại ô nhiễm môi trường. Do đó, nhiều doanh nghiệp Việt đã nhận tiền chở rác đi đổ cho các nước buộc phải bỏ trốn vì không xuất được hàng mà tiền xử lý còn đắt hơn gấp nhiều lần công chở”.

Trước hoạt động nhập khẩu phế liệu có nhiều diễn biến phức tạp, có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống, phía cảng nói chỉ làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa và nhận tiền. Còn việc cấp phép, cho nhập rác về là thuộc các cơ quan có chức năng khác.

Nói thế chẳng khác nào việc xem xét trách nhiệm với các container rác thải bị ùn ứ là vô cùng khó khăn, không biết ai là người chịu trách nhiệm?!

Như thế cũng có nghĩa, vì lợi nhuận của những đơn hàng nhập rác, người ta sẵn sàng tạo lên sự mập mờ về trách nhiệm đúng như cái kiểu “kẻ ăn ốc người đổ vỏ” đang góp phần vào việc hủy hoại môi trường, giống nòi, hủy hoại chính tương lai của người thân, con cháu mình.

Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
4 giờ trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
4 giờ trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
5 giờ trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Xe Nhật ngược dòng tăng giá tại Việt Nam: Gần 10 mẫu, có mẫu tăng 600 triệu dù không bán nhiều
5 giờ trước
Tất cả những mẫu xe tăng giá bán trong quý I/2025 đều đến từ các thương hiệu Nhật Bản và đều là xe phổ thông.

Tin cùng chuyên mục

Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
10 giờ trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
1 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.
Sẽ giảm mạnh thuế nhập khẩu ô tô
3 ngày trước
Hàng loạt mẫu ô tô nhập khẩu dự kiến sẽ giảm giá đáng kể sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi giảm mạnh đến 50%
Giá USD hôm nay 29/3: Đồng bạc xanh suy yếu sau khi ông Trump công bố thuế ô tô
29/03/2025 08:24
Giá USD hôm nay 29/3: Trên thế giới, chỉ số suy yếu về ngưỡng 103,66 khi công bố về thuế ô tô không thể hỗ trợ đồng bạc xanh phục hồi. Kết tuần, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước đứng mức 24.843 VND/USD, tăng 12 đồng so với phiên đầu tuần.