Rải cọc "lướt sóng" bất động sản, nhà đầu tư vỡ mộng giàu nhanh

06/10/2022 18:18
Tham giàu nhanh, nhiều nhà đầu tư sử dụng chiêu thức rải cọc "lướt sóng" với mong muốn kiếm tiền nhanh. Tuy nhiên, thị trường đột ngột chững lại khiến nhà đầu tư mất tiền.

Trong thời điểm cơn sốt diễn ra ở khắp nơi trên cả nước, tình hình thanh khoản sôi động, theo đó, chỉ cần đặt cọc vài ngày sau đã có thể bán cho người khác với mức giá cao hơn, hưởng chênh lệch.

Tuy nhiên, từ khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại, chiêu thức đầu tư này trở nên “lỗi thời”, kéo theo là không ít nhà đầu tư chộp giật phải “bỏ của chạy lấy người”.

Anh Nguyễn Văn Nghiệp, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội chia sẻ, cuối năm 2021, thấy thị trường bất động nhiều nơi lên cơn sốt. Có trong tay 2 tỷ đồng, anh cũng bắt đầu tham gia đầu tư bất động sản. Sau thời gian khảo sát tại nhiều nơi, anh quyết định xuống tiền mua một mảnh đất tại Mê Linh có diện tích hơn 100m2, với giá 2 tỷ đồng, tương đương gần 20 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày đặt cọc, đã có người mua chênh 100 triệu đồng. Thấy có lãi ngay nên anh Nghiệp chốt bán, sau đó, áp dụng chiêu thức rải cọc với mong muốn nhanh kiếm lời.

“Bình thường số tiền cọc khoảng 100 triệu đồng/lô, đầu năm 2022, tôi đi nhiều nơi khảo sát giá rồi đặt cọc được 10 lô đất, sau đó tôi nhờ môi giới tại khu vực tìm khách luôn. Khi đó, tôi tính chỉ cần có lãi 50 - 100 triệu đồng/lô cũng sẽ bán”, người này nói.

Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đều đổ vỡ, đến quý II/2022, thị trường bất động sản nhiều khu vực chững lại. Theo đó, thanh khoản đột ngột sụt giảm, khiến những lô đất anh Nghiệp đã đặt cọc không bán được.

“Đặt cọc xong, tôi thấy thị trường bất động sản có dấu hiệu chậm lại nên đã rao bán gấp bằng giá cọc và trả môi giới hoa hồng cao hơn nên cũng bán được 4 mảnh. Còn 6 mảnh không tìm được người mua, và cũng đã đến hạn thanh toán nhưng tôi cũng không đủ tài chính ôm nên chấp nhận bỏ cọc. Mỗi lô mất 100 triệu đồng coi như còn là may”, người này nói.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, bằng chiêu thức rải cọc anh Nghiệp đã mất ngay 600 triệu đồng.

Tương tự, anh Quang Hùng, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, dù không có nhiều vốn nhưng mong muốn kiếm tiền nhanh từ bất động sản anh đã sử dụng chiêu thức rải cọc "lướt sóng". Tuy nhiên, nhà đầu tư này chỉ trong một tháng vẫn mất đến 400 triệu đồng.

Rải cọc lướt sóng bất động sản, nhà đầu tư vỡ mộng giàu nhanh - Ảnh 1.

“Vốn có 1 tỷ đồng, tháng 4 vừa qua, vì muốn tham gia thị trường nên tôi cũng đi tìm đất, ban đầu mong muốn chỉ mua mảnh đất nhỏ để tích lũy. Tuy nhiên, được môi giới tư vấn đặt cọc 2 lô đất rồi bán ngay, thậm chí khi đó người này còn cho biết, bằng cách rải cọc lướt sóng không ít người với số vốn bỏ ra nhỏ đã kiếm rất nhiều tiền. Thấy thuyết phục nên tôi cũng làm theo”, anh Hùng nói.

Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng rơi vào trầm lắng, những mảnh đất mà anh Hùng đặt cọc vẫn chưa có người mua, nhưng đã đến hạn thanh toán. Khi đó, anh Hùng tìm cách xoay sở tài chính để ôm nhưng không được. Cuối cùng, anh đành chấp nhận bỏ cọc 2 lô đất và số tiền thiệt hại 400 triệu đồng.

Theo các chuyên gia, đầu tư khi bất động sản nóng thực tế chỉ khoảng 20% là nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, còn 80% là các nhà đầu cơ với mong muốn thu được lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc lướt sóng hay bắt đáy chỉ dành cho các nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kiến thức về thị trường. Còn lại các nhà đầu tư “chết vì sốt đất” thường là những người mới, đầu tư theo đám đông nhưng ít kiến thức và nắm bắt thông tin chậm.

Theo anh Nguyễn Khánh, môi giới có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội, thực tế, chiêu thức rải cọc lướt sóng được một số người áp dụng nhằm nhanh có lợi nhuận trong thời gian sốt đất. Tuy nhiên, phong cách đầu tư này rất rủi ro, bởi chỉ trong 1 tháng tìm được người mua chênh thì mảnh đất phải nằm ở khu vực cực tiềm năng và trong thời điểm thị trường rất sôi động.

“Nhiều người dù trong sốt đất áp dụng chiêu thức này nhưng vị trí mảnh đất không tốt cũng phải chấp nhận mất tiền vì cơ hội chỉ có 50%. Nhà đầu tư mới hay đã tham gia thị trường một thời gian nhưng chưa có nhiều kiến thức cần xác định phải có tầm nhìn trung hoặc dài hạn. Còn lướt sóng cũng chỉ có thể bán chênh được từ vài chục đến trăm triệu đồng mỗi thương vụ nhưng rủi ro quá lớn, ăn được 1 - 2 giao dịch nhưng chỉ một lần bỏ cọc có thể mất trắng số tiền kiếm được trước đó” người này nói.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
23 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
58 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
22 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
36 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
2 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Smartphone 'chiến binh tầm trung', thiết kế mỏng nhẹ, giá từ 7 triệu mở bán tại Việt Nam
4 giờ trước
Mẫu smartphone Honor X8c có thiết kế đẹp mắt, camera 108 MP và độ bền đạt chuẩn SGS của Thuỵ Sĩ.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
23 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
23 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
1 ngày trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.