Răn đe của phương Tây không đủ mạnh, xuất khẩu một mặt hàng quan trọng từ UAE sang Nga tăng gấp 7 lần

15/03/2023 11:50
Các đồng minh của Ukraine đến thăm quốc gia vùng Vịnh để nêu lên những lo ngại sau khi UAE tăng xuất khẩu hàng hóa quan trọng sang Nga.

Theo tờ Financial Times, nhằm tìm cách cắt giảm các linh kiện quân sự có thể giúp Nga duy trì chiến dịch quân sự ở Ukraine, các đồng minh phương Tây đang gây sức ép để Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ngừng xuất khẩu hàng hóa quan trọng sang Nga.

Xuất khẩu linh kiện điện tử từ UAE sang Nga tăng vọt

Các quan chức từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh trong những tuần gần đây đã đến thăm quốc gia vùng Vịnh giàu có để nêu rõ phạm vi hạn chế thương mại rất rộng của các lệnh trừng phạt, đồng thời gây sức ép với các quan chức UAE nhằm ngăn chặn các hành vi bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt.

Chính phủ Mỹ lo ngại UAE đang trở thành một trung tâm vận chuyển các mặt hàng như thiết bị điện tử có thể được thay đổi mục đích sử dụng để phục vụ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Theo một số người trong cuộc, mối quan tâm đặc biệt trong các cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề “tái xuất”, nơi hàng hóa được trung chuyển qua UAE để tránh các hạn chế.

James O'Brien - người đứng đầu Văn phòng điều phối lệnh trừng phạt của Mỹ - đã cùng với David O'Sullivan - đặc phái viên về lệnh trừng phạt của EU - và David Reed - Giám đốc Ban giám đốc lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh - đã có chuyến thăm tới UAE vào tháng trước để thảo luận về những vụ việc này.

“Yêu cầu chính của chúng tôi [với UAE] là họ ngừng tái xuất [và] thừa nhận việc tái xuất này có vấn đề”, một quan chức phương Tây nói, đồng thời cho biết thêm rằng “các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục” .

Theo dữ liệu hải quan Nga do Tổ chức Nước Nga Tự do thống kê, xuất khẩu linh kiện điện tử từ UAE sang Nga đã tăng hơn 7 lần vào năm ngoái, giá trị thương mại đạt gần 283 triệu USD, khiến mặt hàng này trở thành danh mục sản phẩm lớn nhất được vận chuyển theo hướng đó.

Thống kê cho thấy, năm 2022, UAE đã xuất khẩu vi mạch sang Nga nhiều hơn 15 lần so với một năm trước đó, giá trị thương mại của các sản phẩm này tăng từ 1,6 triệu USD (năm 2021) lên 24,3 triệu USD (năm 2022). Quốc gia vùng Vịnh này cũng đã xuất khẩu 158 máy bay không người lái sang Nga vào năm ngoái, trị giá gần 600.000 USD.

Răn đe của phương Tây không đủ mạnh, xuất khẩu một mặt hàng quan trọng từ UAE sang Nga tăng gấp 7 lần - Ảnh 1.

Năm 2022, UAE đã xuất khẩu vi mạch sang Nga nhiều hơn 15 lần so với một năm trước đó, giá trị thương mại tăng từ 1,6 triệu USD (năm 2021) lên 24,3 triệu USD (năm 2022). Ảnh: Getty

Theo tờ Financial Times, các cuộc thảo luận với UAE diễn ra khi các đồng minh phương Tây chuyển trọng tâm từ việc tung ra các gói trừng phạt mới sang thắt chặt thực thi và khuyến khích khu vực tư nhân tuân thủ các lệnh trừng phạt đã có.

David O'Sullivan - đặc phái viên về lệnh trừng phạt của EU - nói với phóng viên Financial Times vào tháng trước rằng, các nước phương Tây đã phát hiện ra "sự tăng trưởng đột biến bất thường" trong thương mại của Nga với một số quốc gia. Các đồng minh đang theo dõi UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở Trung Á và vùng Kavkaz. UAE cũng được coi là điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có đang tìm kiếm một nơi để cất giữ tài sản của họ.

Các quan chức Mỹ muốn nhấn mạnh những hậu quả tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp liên quan trong việc tạo điều kiện lưu thông hàng hóa có thể được sử dụng bởi quân đội Nga.

James O'Brien - người đứng đầu Văn phòng điều phối lệnh trừng phạt của Mỹ - nói: “Một phần thông điệp dành cho khu vực tư nhân — ở bất kỳ quốc gia nào trong số này — là họ đang đánh bạc. Bất cứ ai kinh doanh những mặt hàng này, giờ đây họ sẽ phải chịu lệnh trừng phạt vì một số mặt hàng họ vận chuyển đang xuất hiện trên chiến trường.”

Phương Tây: UAE cần minh bạch thông tin hàng hóa

Theo tờ Financial Times, UAE tự định vị mình là một cường quốc trung lập trong khu vực, tìm cách cân bằng giữa mối quan hệ có tính lịch sử và an ninh chặt chẽ với các đối tác phương Tây với mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với các cường quốc quân sự và kinh tế như Nga và Trung Quốc.

Dubai của UAE từ lâu đã là trung tâm tái xuất của khu vực; cảng Jebel Ali ở Dubai luôn là một trong những điểm trung chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới. Trong nỗ lực siết chặt việc thực thi lệnh trừng phạt đối với các trung tâm xuất khẩu như vậy, EU đã đưa ra các biện pháp mới vào cuối năm ngoái cho phép họ xử phạt những cá nhân giúp các công ty châu Âu trốn tránh các lệnh trừng phạt.

Một trong các yêu cầu của châu Âu là UAE minh bạch thông tin về những gì được xuất khẩu sang Nga, trong bối cảnh có những lời phàn nàn về việc thiếu minh bạch của UAE.

Răn đe của phương Tây không đủ mạnh, xuất khẩu một mặt hàng quan trọng từ UAE sang Nga tăng gấp 7 lần - Ảnh 2.

Cảng Jebel Ali ở Dubai luôn là một trong những điểm trung chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới. Ảnh: Bloomberg

Một quan chức của UAE cho biết: “UAE nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu. UAE thực hiện trách nhiệm này cực kỳ nghiêm túc, và có các quy trình rõ ràng và mạnh mẽ để đối phó với các thực thể bị trừng phạt.”

Wally Adeyemo – Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ - đã cảnh báo trong một bài phát biểu vào tháng trước về “các mô hình đáng lo ngại ở một số quốc gia” nơi Điện Kremlin đã “làm sâu sắc thêm các mối quan hệ tài chính và dòng chảy thương mại” . Ông Adeyemo nói thêm rằng, Mỹ và các đối tác sẽ hành động bằng “nhiều công cụ kinh tế khác nhau” nếu các nước không sẵn sàng “ngăn chặn các hành vi trốn tránh lệnh trừng phạt”.

Brian Nelson - Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về chống khủng bố và tình báo tài chính - cũng đã đến thăm UAE vào tháng trước.

Theo tờ Financial Times, hàng chục nghìn người Nga đã chuyển đến UAE, mở công ty và mua bất động sản tại trung tâm thương mại và các điểm du lịch của vùng Vịnh. Dòng tiền này đã làm dấy lên mối lo ngại ở các nước phương Tây.

UAE - nơi đã phê duyệt giấy phép cho ngân hàng MTS của Nga – cũng cho biết, họ đang nghiên cứu các phương án sau khi ngân hàng này bị Mỹ và Anh trừng phạt vào tháng trước.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
9 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.