Một họa sĩ người Mỹ có tên là Robness, sống tại Los Angeles vừa đổi đời nhờ bán NFT trên nền tảng SuperRare.
Hai năm trước, 64 Gallon Toter từng bị gỡ khỏi nền tảng sau khi tập đoàn Home Depot cáo buộc anh Robness vi phạm bản quyền sử dụng hình ảnh của họ. "Họ cho rằng tôi vi phạm bản quyền vì tự ý lấy ảnh của Home Depot. Họ còn dùng pháp lý để đe dọa tôi", Robness cho biết.
Tuy nhiên, sau 2 năm bị gỡ bỏ, bức ảnh 64 Gallon Toter này bất ngờ tái xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do "thời thế thay đổi". Mọi người không còn “thờ ơ’’ với các tài sản số và coi đây như những tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Một "dân chơi" NFT sau đó đã liên hệ trực tiếp với Robness để tìm mua tác phẩm gốc, đồng thời chấp nhận mức giá 250.000 USD cho một chiếc thùng rác mã hóa.
Bán bức ảnh NFT giúp Robness đổi đời.
Điều này đã giúp Robness đổi đời. Anh không còn phải ngủ trong ô tô và làm đủ mọi nghề kiếm sống như hồi năm 2014 nữa.
"Đó là một trong ba chiếc thùng rác NFT trên SupeRare. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau khoảng 30-45 phút về tác phẩm này. Ông ấy cười suốt và muốn sưu tập bức tranh, nên tôi đã ra giá", Robness kể.
Thông tin này khiến NFT thùng rác thu hút được rất nhiều sự chú ý. Có những người thậm chí còn đạo nhái và tạo ra hàng nghìn phiên bản khác nhau. Một nhà sưu tập thậm chí còn liên hệ riêng với Robness để tìm hiểu về tác phẩm gốc.
Tuy nhiên, giao dịch nghe có vẻ “phi lý” này đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về thực tế thị trường NFT hiện nay, khi nhiều tác phẩm bị nghi ngờ về giá trị nghệ thuật song lại được rao bán với giá trên trời.
Dòng chữ của Sam Bankman-Fried được gắn mã NFT.
Chẳng hạn như hồi tháng 9 năm ngoái, dòng chữ "Test" được viết bởi tỷ phú Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm CEO FTX Exchange, được một người mua với giá tới 270.000 USD dù nội dung rất đơn giản và gần như không có nhiều giá trị về mặt nghệ thuật. Một người sống tại Singapore cũng vừa “bỏ túi’’ hơn 5,8 triệu USD sau khi bán các bức ảnh của mình trên sàn OpenSea.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia lo ngại rằng thực chất những thương vụ mua bán NFT "giá khủng" đều là hành vi rửa tiền.
"Tôi nghĩ có thể NFT đang được sử dụng để rửa tiền theo những cách tương tự được thực hiện với nghệ thuật vật lý", Cat Graffam, giảng viên khoa Nghệ thuật và Thiết kế tại Đại học Lasell cho biết.
Gou Wenjun, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Giám sát Chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo tính phi tập trung và ẩn danh của những NFT có thể biến chúng trở thành công cụ kiếm tiền của tội phạm và khủng bố.
Tencent giới thiệu bộ tiêu chuẩn NFT đầu tiên được Liên Hiệp Quốc phê duyệt, nhưng chưa chắc thế giới đã mua được