RCEP: Kỳ vọng "vùng lánh nạn" cho nhiều doanh nghiệp Việt có xảy ra?

24/05/2019 14:22
Nhiều doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào RCEP bởi sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ, với 50% dân số thế giới; đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 30% GDP toàn cầu...

Đó chính là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hội thảo Hiệp định RCEP - Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm diễn ra ngày 23/5.

Đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác (là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand) bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. 

Đặc biệt, với sự tham gia của các đối tác là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc…), việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang các doanh nghiệp Việt đang kỳ vọng lớn vào RCEP bởi sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ, với 50% dân số thế giới; đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 30% GDP toàn cầu, 28% tổng lượng thương mại của thế giới. Đặc biệt, các thị trường này không quá khó tính, nên Việt Nam có thể tận dụng thế mạnh để xuất khẩu nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.

Bà Trang cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng Hiệp định RCEP sẽ giúp ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn. Bên cạnh đó, các quy trình về hải quan sẽ được thống nhất, tạo thuận lợi thương mại hay phải xây dựng các quy tắc chung để hạn chế, kiểm soát các hàng rào phi thuế quan cũng như giảm chi phí dưới tác động của mở cửa thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, bà Trang cho biết, hiện có nhiều doanh nghiệp vẫn quan ngại về hiệp định này do các thị trường trong RCEP có cơ cấu kinh tế khá tương đồng với Việt Nam. Nguy cơ xáo trộn, chuyển hướng thương mại, đặc biệt ở các thị trường mà các đối tác chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) chéo. 

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng RCEP sẽ là "vùng lánh nạn", nhưng theo bà Trang "không thể trông chờ vào RCEP để tránh xu hướng bảo hộ thương mại thế giới và cũng không thể trông vào RCEP để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung".

Trong khi đó, đại diện Bộ Công Thương, bà Trịnh Thu Hiền cũng đánh giá những cơ hội mang lại từ hiệp định rất lớn. Dự kiến, khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trung Quốc, Hàn Quốc….là một trong những đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tại Việt Nam. 

Do đó, việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP...

Ông Phạm Tuấn Anh, thành viên đoàn đàm phán cho biết hiệp định đang đi vào giai đoạn cuối cùng, tiến hành tham vấn từ các doanh nghiệp. Vị này đánh giá  RCEP với ưu đãi thuế quan lớn, quy tắc xuất xứ nội khối không quá khắt khe sẽ là cơ hội xuất khẩu lớn cho hàng Việt. Một số ngành như logistics, viễn thông… sẽ có tiến triển. Doanh nghiệp cũng sẽ "dự trữ" tốt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ bao trùm và sự leo thang trong thương mại Mỹ – Trung.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
45 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
32 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
57 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
49 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.