Ricons kinh doanh thế nào trong thời gian bị Kusto tố "xung đột lợi ích" với Coteccons?

04/06/2020 16:46
Ricons tăng trưởng thần tốc chỉ trong 4 năm từ 2015 đến 2018, và đến năm 2018, doanh thu đã lên cao gấp 6 lần so với năm 2014 còn lợi nhuận cao gấp hơn 11 lần.

Ngày 2/6 vừa qua, Công ty Kusstocem Pte. Ltd., một công ty có trụ sở tại Singapore và là một trong những cổ đông lớn của Công ty cổ phần Xây Dựng Coteccons đã có thông báo về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để cổ đông Coteccons có thể biểu quyết về việc thay đổi Hội dồng quản trị hiện tại, bầu ra Hội đồng quản trị mới và thực hiện kiểm toán đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của Coteccons liên quan tới các vấn đề về xung đột lợi ích, các giao dịch với các bên liên quan, đặc biệt là các giao dịch giữa Coteccons và các công ty còn lại trong "Coteccons Group" từ thời điểm năm 2017.

Theo phía Kusto, xung đột lợi ích nằm ở việc hiện nay một số thành viên của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Coteccons đồng thời nắm giữ các chức vụ quản lý quan trọng tương tự tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ricons, bao gồm cả vị trí chủ tịch và đại diện theo pháp luật. "Chính họ và/hoặc những người liên quan có sở hữu số cổ phần đáng kể trong Ricons trong khi đồng thời là những người có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày tại Coteccons", Kusto khẳng định.

Ricons, ngoài việc là nhà thầu phụ của Coteccons, cũng là đối thủ cạnh tranh của Coteccons. Ricons cung cấp dịch vụ tổng thầu, thiết kế & thi công, đây cũng là những hoạt động kinh doanh chính của Coteccons, và cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường.

Ricons kinh doanh thế nào?

Theo số liệu từ Ricons, chỉ trong 4 năm từ 2015 đến 2018, công ty này có những bước phát triển thần tốc. Cụ thể, doanh thu giai đoạn 2011-2014 chỉ trong khoảng 1.200-1.600 tỷ đồng, nhưng đến năm 2018 đã lên tới trên 9.300 tỷ đồng, tăng tới gần 6 lần. Năm 2019, doanh thu Ricons giảm nhẹ, xuống dưới 9.000 tỷ đồng.

Ricons kinh doanh thế nào trong thời gian bị Kusto tố xung đột lợi ích với Coteccons? - Ảnh 1.

Về lợi nhuận, Ricons còn gây ấn tượng hơn khi lợi nhuận từ năm 2014 trở về trước chưa tới 60 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đến năm 2018 con số lợi nhuận trước thuế lên tới 545 tỷ đồng, cao gấp hơn 11 lần chỉ sau 4 năm.

Sang năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của Ricons giảm nhẹ so với 2018, nhưng vẫn ở mức rất cao, lần lượt là 8.752 tỷ đồng và 444 tỷ đồng.

Ricons kinh doanh thế nào trong thời gian bị Kusto tố xung đột lợi ích với Coteccons? - Ảnh 2.

Trong khi doanh thu lợi nhuận Ricons liên tục tăng mạnh thì Coteccons có dấu hiệu chững lại từ năm 2017. Trong thông báo phát đi ngày 2/6, phía Kusto cho biết, lợi nhuận ròng sau thuế của Ricons năm 2015 mới chỉ bằng 11% lợi nhuận ròng sau thuế của Coteccons, nhưng đến năm 2019 đã tăng lên thành 51%.

Những lý do này khiến Kusto đặt ra câu hỏi về xung đột lợi ích của một số lãnh đạo cấp cao nhất của Coteccons trong hai vấn đề.

Thứ nhất, các lãnh đạo cấp cao của Coteccons quyết định chọn công ty nào đấu thầu cho dự án nào khi họ đồng thời quản lý cả hai công ty cạnh tranh trực tiếp với nhau?

Thứ hai, các lãnh đạo cấp cao của Coteccons và Ricons quyết định phân bổ lợi nhuận cho từng bên như thế nào trong các hợp đồng giữa hai bên?

Theo Kusto, nếu lãnh đạo cấp cao của Coteccons hành động vì lợi ích tốt nhất của Coteccons, thì họ đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với cổ đông của Ricons, và ngược lại.

Do các lý do nêu trên, Kusto cho biết họ không thể tiếp tục đặt niềm tin vào Hội đồng quản trị và Ban giám đốc hiện tại, đặc biệt là các thành viên điều hành chủ chốt bao gồm ông Nguyễn Bá Dương (Chủ tịch và đại diện pháp luật của Coteccons, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị Ricons), ông Nguyễn Sỹ Công (thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Coteccons, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị Ricons), và ông Trần Quang Quân (Phó Tổng Giám đốc Coteccons, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ricons).

Coteccons nói gì về Ricons

Đáp lại Kusto, phía Coteccons trong ngày 3/6 cũng đã phát đi thông báo cho rằng những cáo buộc của Kusto là vô căn cứ.

Theo Coteccons, tháng 3/2012, Kusto cùng các cổ đông chủ chốt hiện tại của Coteccons (Ban Lãnh Đạo Công ty) đã ký "Thoả Thuận Cổ Đông". Trong đó quy định Kusto và các cổ đông chủ chốt cam kết ủng hộ những quyết định cần thiết để hợp nhất Unicons và Phú Hưng Gia (nay là Ricons) vào Coteccons (theo điều 4.1 – Cam kết hợp nhất Unicons và Phú Hưng Gia).

Vào năm 2015, Unicons đã được hợp nhất vào Coteccons (Coteccons sở hữu 100% Unicons). Do có phân khúc khách hàng riêng, sau khi được sáp nhập, Unicons đã góp phần to lớn giúp Coteccons phát triển vượt bậc với doanh thu tăng 52%, lợi nhuận tăng 94% vào năm 2016. Hiện nay Unicons là một trong 3 nhà thầu tư nhân lớn nhất Việt Nam với doanh thu hàng năm đạt khoảng 8.000-8.500 tỷ đồng.

Công ty Ricons (tên cũ là Phú Hưng Gia) đã được thành lập từ 16 năm trước (sớm hơn cả Coteccons). Nhóm Kusto đã biết về sự tồn tại của Ricons ngay từ thời điểm đầu tư vào Coteccons năm 2012 (tại thời điểm này Coteccons sở hữu trên 20% cổ phần Ricons). Sau khi phát hành cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ, hiện nay Coteccons sở hữu 14,87% Ricons. Do đó, Coteccons có lợi ích tại Ricons vì Ricons chính là công ty liên kết với Coteccons. Ricons là một doanh nghiệp tiềm năng, chưa lên sàn chứng khoán (HOSE, HNX), có phân khúc khách hàng riêng và đội ngũ nhân sự chất lượng. Đây cũng là lý do Coteccons muốn sáp nhập Ricons để gia tăng thị phần nhưng nhóm Kusto đã nhiều lần lợi dụng ưu thế cổ đông lớn để phủ quyết.

Theo Coteccons, cũng như các công ty xây dựng khác, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Ricons đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình khó khăn của thị trường bất động sản và đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Nguyễn Sỹ Công tại Ricons ít hơn rất nhiều so với tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông tại Coteccons. Riêng ông Nguyễn Bá Dương không sở hữu bất cứ cổ phiếu Ricons nào. Chính vì vậy, Coteccons khẳng định việc vu cáo Ban lãnh đạo Coteccons tập trung nguồn lực cho Ricons là hoàn toàn không có căn cứ.

Coteccons cho biết thêm, vì không muốn Kusto tiếp tục có những hành động gây hấn, từ cuối năm 2019 đến nay, Coteccons đã không ký bất cứ hợp đồng nào với công ty Ricons.

Được biết, năm 2020, Ricons đặt mục tiêu doanh thu 7.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng, giảm khoảng 15% và 36% so với năm 2019.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
5 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
3 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.