Đứng trên vai gã khổng lồ Tesla
Vào tháng 1 năm 2017, Rivian mua lại nhà máy thuộc sở hữu của Mitsubishi Motors ở Normal, Illinois và các thiết bị sản xuất của nó với giá 16 triệu USD, nhà máy này trở thành cơ sở sản xuất chính của Rivian ở Bắc Mỹ.
Để gần hơn với các nhà cung cấp chính, Rivian dời trụ sở đến Livonia, Michigan và bắt đầu xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm liên quan đến xe điện tự hành.
Trước khi chuyển hướng sang xe tải và SUV, mẫu xe đầu tiên của họ được định hướng là một chiếc xe thể thao R1, kiểu dáng coupe hybrid động cơ đặt giữa dành cho thị trường Mỹ.
Hai dòng sản phẩm mới đầu tiên của Rivian gồm một xe bán tải 5 chỗ chạy điện và một chiếc SUV 7 chỗ chạy điện. Cả hai chiếc xe được công bố tại LA Auto Show vào tháng 11 năm 2018. Ngoài ra, Rivian đã công bố ý định sản xuất xe van giao hàng chạy điện với ba kích cỡ khác nhau, có khả năng chở các kiện hàng 14, 20 hoặc 25 m3.
Chiến lược kinh doanh của Rivian là tìm kiếm thành công từ chính con đường mà Tesla đã xác định và phát triển, đó là điện hóa phương tiện giao thông. Bằng chứng là trong 5 năm qua, Tesla đã từ việc sản xuất 50.000 chiếc ô tô mỗi năm lên gấp 10 lần so với năm ngoái.
Rivian và Tesla đều nghiên cứu công nghệ ô tô tự hành - một xu hướng lớn đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, Rivian có điểm khác Tesla ở phân khúc sản phẩm. Tesla cho đến nay đang bán những chiếc sedan thể thao, một loại phương tiện ít được người tiêu dùng ưa chuộng. Rivian tập trung vào xe tải và S.U.V. chiếm 75% thị trường xe chở khách ở Hoa Kỳ.
Cách tiếp cận được cho là khôn ngoan khi Rivian sẽ không phải đối đầu trực tiếp với gã khổng lồ Tesla.
Năm ngoái, trước khi đại dịch xảy ra, họ cho biết họ có kế hoạch sản xuất khoảng 20.000 xe bán tải và S.U.V. vào năm 2021 và khoảng 40.000 vào năm 2022. Công ty cho biết đã có các đơn hàng cho tất cả các xe mà họ dự kiến sẽ sản xuất trong năm nay. Xe tải của Rivian và S.U.V., có giá khởi điểm 67.500 USD.
Nhận được nhiều khoản đầu tư khủng
Tập đoàn Sumitomo đã thực hiện một "khoản đầu tư chiến lược" vào Rivian vào tháng 12/2017. Tháng 5 năm 2018, Rivian tiếp tục nhận được khoản tài trợ nợ 200 triệu USD từ Ngân hàng Standard Chartered, nâng tổng số tiền huy động được lên tới 450 triệu USD.
Tháng 2 năm 2019, Amazon chính thức đầu tư 700 triệu USD vào Rivian, cùng với đó là đơn đặt hàng 100 nghìn xe tải điện. Hai tháng sau đến lượt Ford Motor Company đầu tư 500 triệu USD. Cox Automotive đã đầu tư 350 triệu USD vào tháng 9, nâng tổng số tiền huy động được trong năm 2019 lên 1,5 tỷ USD.
Trong danh sách các nhà đầu tư cho Rivian có một điểm đáng chú ý: Amazon vừa là nhà đầu tư mạnh tay, vừa là một khách hàng lớn. Những nhà đầu tư khác bao gồm BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price và Ford Motor đều có kế hoạch sản xuất xe dựa trên công nghệ của Rivian.
Tiếp đó, Rivian huy động thêm hàng tỷ USD từ các quỹ đầu tư với những cái tên đình đám đứng sau. Trong giai đoạn này, số lượng nhân viên công ty cũng tăng đột biến từ 100 người lên hơn 3.000 người trong vòng 4 năm từ năm 2016 đến 2020.
Tính đến năm 2020, công ty có bốn trụ sở sản xuất kinh doanh. Trụ sở chính tại Irvine, California, chuyên về kỹ thuật xe, thiết kế, phát triển hệ thống động cơ và pin cũng như các chức năng thương mại. Một cơ sở ở Plymouth, Michigan, tập trung vào chuỗi cung ứng và kế toán. Một ở Palo Alto, California, phát triển công nghệ và dữ liệu tự lái. Nhà máy rộng 240.000 m2 ở Normal, Illinois, sản xuất các bộ phận của xe như bộ pin.
Rivian có kế hoạch phát triển mạng lưới trạm sạc công cộng vào năm 2023. Họ cũng cho biết sẽ kết hợp cung cấp giữa bộ sạc nhanh và bộ sạc chậm hơn theo điều kiện cụ thể, đồng thời cũng bán luôn bộ sạc tại nhà.
Trong nửa cuối năm 2021, Rivian bắt đầu sản xuất xe tải điện giao hàng Amazon với số lượng đặt hàng 10.000 chiếc sẽ được giao vào cuối năm 2022.
Tháng 8 vừa qua, Rivian đã nộp đơn đăng ký IPO lần đầu ra công chúng với tham vọng nâng giá trị công ty lên 80 tỷ USD.