Rò rỉ dữ liệu tài chính gây chấn động: Đây là cách hàng chục triệu USD từ công ty Trung Quốc chảy đến túi tiền của một cựu tổng thống

02/12/2021 06:24
Vụ rò rỉ 3,5 triệu tài liệu tiết lộ cách một công ty Trung Quốc chuyển hàng triệu USD cho gia đình và những người thân cận của cựu Tổng thống Congo - Joseph Kabila.

Trong thời gian 5 năm, hàng chục triệu USD đã chảy từ tài khoản của công ty Congo Construction Co. (CCC) đến những người có quan hệ thân thiết với Tổng thống Congo Josheph Kabila, thông qua ngân hàng do em gái sở hữu một phần và anh trai Selemani Francis Mtwale điều hành.

Một loạt vụ bê bối đã buộc công ty mẹ xem xét lại việc gia đình cựu tổng thống nắm giữ cổ phần. Tuy nhiên, một nhân vật tại ngân hàng vẫn uỷ quyền giao dịch cho đến khi số tiền mặt 2,5 triệu USD cuối cùng được rút hết vào tháng 7/2018. Do đó, có một mối liên kết đáng ngờ giữa CCC với các công ty khai thác của Trung Quốc và gia tộc nhà Kaliba.

Trong hơn 6 tháng, Bloomberg đã phân tích kho dữ liệu từ Groupe BGFIBank tại Congo với 3,5 triệu tài liệu, cung cấp một cái nhìn đáng kinh ngạc về cách thức hoạt động của một số cá nhân và công ty trong lĩnh vực khai thác dưới thời Tổng thống Kakiba.

Các cuộc điều tra được đặt tên "Congo Hold-up", làm sáng tỏ cách một gia tộc quyền lực nhất đất nước sử dụng ngân hàng để phục vụ lợi ích cá nhân. Cuộc điều tra cũng tiết lộ cách mà cựu tổng thống Kaliba và gia đình bòn rút 138 triệu USD công quỹ. Thông tin mới cũng soi tỏ cách mà các công ty Trung Quốc đến đầu tư vào khoáng sản ở một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Hàng loạt dự án "mờ ám" được mở ra

Sau khi lên nắm quyền thay người cha bị ám sát năm 2001 và đàm phán kết thúc nội chiến, Kaliba đã mở kho dự trữ đồng và coban cho các nhà đầu tư quốc tế. Các công ty phương tây, ban đầu rất hào hứng về việc khai thác khoáng sản ở Congo nhưng đã lần lượt rút lui. BHP Group, Anglo American Plc’s De Beers và Freeport-McMoRan Inc. đều bán hết các mỏ và huỷ bỏ các dự án.

Việc các công ty phương tây rút lui là cơ hội cho các công ty Trung Quốc mở rộng quyền kiểm soát với việc cung cấp kim loại và cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Trong chưa đầy một thập kỷ, từ vai trò đóng góp nhỏ lẻ, các công ty Trung Quốc hiện chiếm 50% sản lượng coban và khoảng 70% sản lượng đồng của Congo.

Trọng tâm của chuyển đổi này là thoả thuận khoáng sản đổi lấy cơ sở hạ tầng trị giá 6,2 tỷ USD, khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử Congo do China Railway Group Ltd. và Power Construction Corp. của Trung Quốc quản lý.

Năm 2008, hai nước đã đồng ý rằng các công ty Trung Quốc sẽ tài trợ cho cơ sở hạ tầng trị giá 3 tỷ USD và xây dựng dự án khai thác đồng và coban trị giá 3,2 tỷ USD có tên Sicomines, với lợi nhuận không chịu thuế sẽ hoàn trả cho cả hai khoản đầu tư.

Những người ủng hộ ca ngợi nó như một biểu tượng đáng tự hào về mô hình tài trợ "đôi bên cùng có lợi" của Trung Quốc, một giải pháp thay thế việc vay từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế với các điều kiện đi kèm khắt khe.

Rò rỉ dữ liệu tài chính gây chấn động: Đây là cách hàng chục triệu USD từ công ty Trung Quốc chảy đến túi tiền của một cựu tổng thống - Ảnh 1.

Một mỏ đồng-coban mở do Sicomines điều hành, một phần trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 6,2 tỷ USD của Congo với Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Chính phủ Congo cũng giao một hợp đồng không đấu thầu cho chi nhánh của China Railway để xây dựng lại và bảo trì tuyến đường từ trung tâm khai thác Lubumbashi đến biên giới với Zambia, với việc thu phí để phục vụ cho công việc.

Đường cao tốc một trong những con đường sinh lợi nhất ở châu Phi vì chúng là đường chính để xuất khẩu đồng và coban của Congo. Mỗi năm, hàng chục nghìn xe tải chở đầy kim loại phải trả phí khi đi qua tuyến đường này. Theo một cuộc kiểm toán chưa được công bố của Bloomberg, từ năm 2010-2020, tổng phí thu về từ con đường này là 302 triệu USD.

Kaliba cũng thành lập một cơ quan để giám sát mối quan hệ với Trung Quốc và chỉ định ông Moise Ekanga điều hành cơ quan này. Thực tế, Ekanga là giám đốc điều hành của công ty tư nhân Dự án Chiến lược và Đầu tư (SPI) thuộc gia đình tổng thống Kaliba.

SPI nắm giữ 40% cổ phần doanh nghiệp thu phí đường bộ cho đến năm 2015, sau đó tiếp quản hoàn toàn công việc này. Theo cuộc kiểm toán của cơ quan chống tham nhũng cho biết công ty thu phí đã biển thủ gần 121 triệu USD.

Đề tiếp quản công ty, SPI đáng lẽ đã trả tiền cho China Railway, nhưng không rõ số tiền bao nhiêu. Biên bản họp hội đồng quản trị không đề cập đến bất kỳ khoản tiền nào. Nhưng có dấu hiệu cho thấy số tiền họ kiếm được được chuyển tới CCC.

Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 1 năm 2016, hồ sơ của BGFI cho thấy, liên doanh thu phí đã thực hiện 41 lần chuyển tiền cho CCC với trị giá 7,8 triệu USD, hầu hết đều được chuyển bằng tiền mặt.

Chủ sở hữu CCC là ai?

Chủ sở hữu CCC là một doanh nhân Trung Quốc có tên Du Wei, sinh năm 1979 ở Liêu Ninh. Du Wei đến châu Phi làm việc vào đầu những năm 2000. Ở Congo, Du Wei được biết đến với tên gọi David. Ông làm việc tại Sicomines 3 năm cho đến năm 2012. Sau đó, ông trở thành cố vấn cho cơ quan Trung Quốc của Kaliba. Cùng lúc đó, ông hợp tác với luật sư Guy Loando của CCC và mở một tài khoản công ty tại BGFI.

Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013, CCC đã nhận được 18 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc và Hồng Kông do bốn công ty nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh nắm giữ. Lý do chuyển khoản là "thanh toán phí xây dựng" và các lý do khác.

Hồ sơ ngân hàng BGFI cho thấy ông Du đã chuyển phần lớn số tiền 19 triệu USD cho cơ quan Trung Quốc của Kaliba thông qua hàng loạt lần rút và gửi tiền giống nhau, thay vì chuyển khoản trực tiếp.

Sicomines sau đó thực hiện 3 khoản thanh toán lớn cho CCC từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016 với tổng số tiền 25 triệu USD. Du đã chia nhỏ phần lớn số tiền cho các công ty và cá nhân liên hệ với gia đình tổng thống Kaliba. Tài liệu của BGFI cũng tiết lộ rằng CCC đã chuyển hơn 1,7 triệu USD vào tài khoản cá nhân của Du ở Congo và Trung Quốc.

Rò rỉ dữ liệu tài chính gây chấn động: Đây là cách hàng chục triệu USD từ công ty Trung Quốc chảy đến túi tiền của một cựu tổng thống - Ảnh 2.

Xử lý báo cáo tham nhũng tích tụ

Cuối năm 2017, ngân hàng BGFI nhận ra rằng họ cần hành động để tránh các lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ. Đầu tiên, ngân hàng này tách gia đình tổng thống ra khỏi chi nhánh ở Congo.

Tiếp theo, ngân hàng chỉ định cho kiểm toán trưởng Douhore tại Kinshasa xem xét lại việc nằm quyền điều hành của anh trai tổng thống Kaliba - Selemani - đối với chi nhánh ở Congo. Kết luận của Douhore cho thấy vấn đề quản trị thiếu minh bạch, các khoản thanh toán được thực hiện mà không có thủ tục giấy tờ cần thiết.

Báo cáo cho thấy, ngay cả khi China Moly mua lại CCC, Du vẫn tiếp tục kiểm soát các tài khoản của mình tại BGFI. Bộ phận kiểm toán thông báo cho trụ sở BGFI rằng hai công ty thuộc sở hữu của các thành viên gia đình tổng thống Kaliba đang rút hết tài khoản cùng thời điểm với CCC. Như vậy, cùng một lúc, các công ty rút hơn 23 triệu USD từ ngân hàng trong 2 tháng giữa năm 2018.

China Moly khẳng định họ không biết sự tồn tại của tài khoản ngân hàng của CCC và không biết những hoạt động mà Du Wei thực hiện.

Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2018, tổng cộng có khoảng 65 triệu USD chảy qua các tài khoản của CCC. Trong đó, 41 triệu USD được rút bằng tiền mặt, nên không thể xác định tất cả số người thụ hưởng. Tuy nhiên, hồ sơ ngân hàng cho thấy ít nhất 30 triệu USD được chuyển đến những cá nhân và thực thể liên quan trực tiếp đến tổng thống Kaliba hoặc các công ty mà gia đình tổng thống sở hữu.

Tổng thống Kaliba từ chức vào đầu năm 2019, sau 18 năm cầm quyền. Điều này không làm thay đổi việc các công ty Trung Quốc kiểm soát các mỏ khoáng sản ở Congo.

Quan chức chống tham nhũng hàng đầu của tân Tổng thống, Jules Alingete, đang xem xét các vụ bê bối tham nhũng bị cáo buộc có liên quan đến Ngân hàng BGFI. Kiểm toán trưởng Douhore cũng chỉ trích việc ngân hàng BGFI sẵn sàng chấp nhận những lời giải thích Du Wei và cộng sự đưa ra khi rút 10 triệu USD ra khỏi ngân hàng vào giữa năm 2018. Ông cho rằng đó chỉ là những lý do rút tiền vô cớ xung quanh các biến động tài chính đáng ngờ.

Theo Bloomberg


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
58 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
22 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
34 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
12 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.